Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 21 Môi trường đới lạnh

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 21 Môi trường đới lạnh

Giải bài tập Địa Lý lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh – Dethithuvn.online  xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh

Hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh

  1. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát các hình 21.1, 21.2 và 21.3 (trang 67 SGK), hãy:

– Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.

– Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.

Trả lời:

– Ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng hai vòng cực đến hai cực.

+ Đới lạnh ở Bắc Cực là đại dương, còn ở Nam Cực là lục địa.

– Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh:

+ Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng VII) dưới 10°c, nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng II) dưới – 30°c. Số tháng có nhiệt độ trên 0°C: 3,5 tháng (từ tháng VI đến giữa tháng IX), sô” tháng có nhiệt độ dưới 0°C: 8,5 tháng (từ giữa tháng IX đến tháng V). Biên độ nhiệt năm cao (đến 40°C).

Nhận xét chung: quanh năm lạnh lẽo, chỉ có từ 3 đến 3,5 tháng mùa hạ, nhưng cũng không bao giờ nóng đến 10°c.

+ Lượng mưa trung bình năm 133mm, các tháng mưa nhiều nhất (hai tháng VII và VIII) không quá 20mm/tháng, các tháng còn lại mưa ít (dưới 20mm/tháng và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi).

Nhận xét chung: mưa rất ít, phần lớn dưới dạng tuyết rơi.

Câu 2. Quan sát các hình 21.4 và 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.

Trả lời:

– Núi băng như một khối núi hùng vĩ, đồ sộ, kích thước lớn.

– Băng trôi là những tảng băng to nhỏ khác nhau, nhưng kích thước bé hơn núi bảng nhiều.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh