Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Nguyên lí I của nhiệt động lực học.
Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
Ta có : ∆U = A + Q với quy ước về dấu của nhiệt lượng và công như sau :
Q > 0 : Vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác.
Q < 0 : Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.
A > 0 : Vật nhận công từ các vật khác.
A < 0 : Vật thực hiện công lên các vật khác.
- Nguyên lí II của nhiệt động lực học
- a) Cách phát biểu của Clau–đi-út : Nhiệt không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
- b) Cách phát biểu của Các-nô : Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
- c) Động cơ nhiệt
* Mỗi động cơ nhiệt phải có ba bộ phận cơ bản : nguồn nóng ; bộ phận phát động ; nguồn lạnh.
* Nguồn nóng cung cấp nhiệt lượng Q1 cho bộ phận phát động để bộ phận này chuyển hóa một phần thành công A, phần còn lại là nhiệt lượng Q2 truyền cho nguồn lạnh.
Hiệu suất của động cơ nhiệt là :
.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
- Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí I NĐLH, nêu tên đơn vị, quy ước dấu của các đại lượng trong hệ thức.
Bài làm.
Nguyên lí thứ nhất của NĐLH là sự vận dụng định luật bản loàn và chuyển hoá năng lượng vào các hiện tượng nhiệt. Sau đây là một trong nhiều cách phát biểu nguyên lí này.
Độ biên thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.
ΔU = A + Q
Với quy ước về dấu thích hợp, biểu thức trên có thể dùng để diễn đạt các quá trình truyền và chuyển hoá năng lượng khác như vật truyền nhiệt, vật thực hiện công, vật thu nhiệt và thực hiện công…
Có những cách quy ước về dấu của nhiệt lượng và công khác nhau. Sau đây là quy ước dùng trong sách này
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng;
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng;
A > 0: Hệ nhận công;
A < 0: Hệ thực hiện công.
- Phát biểu nguyên lí
Bài làm.
Có 2 cách phát biểu:
- a) Cách phát biểu của Clau-đi-út
Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
- b) Cách phát biểu của Cac-nô
Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.