Giải bài tập Sinh học lớp 12 trang 200: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Giải bài tập Sinh học lớp 12 trang 200: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập trang 200 SGK Sinh lớp 12: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh tham khảo.
Giải bài tập Sinh học lớp 12 trang 200: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Giải bài tập Sinh học lớp 12 trang 200: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 1. Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất.
Trả lời:
Trình bày khái quát về chu trình sinh địa hoá:
Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ mỏi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc I, bậc 2,… tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.
Bài 2. Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.
— Chu trình nitơ:
+ Nitơ tuần hoàn trong tự nhiên: Phần chính của chu trình nitơ là các sinh vật phân giải (như vi khuẩn, nấm,…) phân giải xác sinh vật, biến prôtêin trong xác sinh vật thành các hợp chất đạm amôn, nitrit và nitrat. Một số vi khuẩn sống trong môi trường, cộng sinh trong rễ cây họ Đậu, hoặc vi khuẩn lam cộng sinh trong lá cây bèo dậu,… cố định nitơ trong đất và nước thành các dạng đạm.