Giải bài tập môn Vật lý lớp 11 trang 8: Điện tích, định luật Cu – lông
Giải bài tập môn Vật lý lớp 11 trang 8: Điện tích, định luật Cu – lông – Dethithu.online giới thiệu đến các em học sinh tài liệu: Giải bài tập trang 8, 9 SGK Vật lý lớp 11: Điện tích, định luật Cu – lông. Các em học sinh có thể ôn tập và mở rộng kiến thức, các thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật lý lớp 11 trang 8: Điện tích, định luật Cu – lông
Giải bài tập môn Vật lý lớp 11 trang 8: Điện tích, định luật Cu – lông
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Điện tích, định luật Cu – lông
1. Sự nhiễm điện của các vật – điện tích – tương tác điện
a. Sự nhiễm diện của các vật: Khi cọ xát các vật như thủy tinh, nhựa…vào miếng vải len thì chúng có thể hút được các vật nhẹ, ta nói các vật sau khi cọ xát đã bị nhiễm điện.
b. Điện tích
- Điện tích được dùng để chỉ một vật mang điện, một vật tích điện hoặc một “lượng điện” của vật.
- Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm, một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét có thể coi là một điện tích điểm.
c. Tương tác điện – hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
- Sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích gọi là tương tác điện. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các diện tích khác dấu thì hút nhau.
2. Định luật Cu – lông – hằng số diện môi
a. Định luật Cu – lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nôi hai điện tích điểm; có cường độ tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
b. Lực tương tác giữa các điểm đặt trong điện mỏi đong tính. Hằng số điện mối Điện môi là một môi trường cách điện. Hằng số điện môi cho biết khi đặt các điện tích trong điện môi thì tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không. Công thức của định luật Cu – lông trong trường hợp này là. Đối với chân không thì ε = 1