Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Hướng dẫn giải bài tập lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
– Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
- TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
C1. Những biều thức nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị ?
+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+ Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+ Ngồi trong lớp, không nhìn rõ các vật ngoài sân trường.
Bài giải:
Những biểu hiện sau đây là triệu chứng của tật cận thị:
+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+ Ngồi trong lớp, không nhìn rõ các vật ngoài sân trường.
C2. Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt ? Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường ?
Bài giải:
Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
C4.Vẽ ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1 SGK. Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễm Cv của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.
+ Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở Cv . Mắt có nhìn rõ vật AB hay không ? Tại sao ?
+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên ?
Bài giải:
Ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1.
+ Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.
+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB thì A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt, tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn Cv ?
C5. Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là thấu kính hội tụ ?
Bài giải:
Muốn thử xem kính lão có phải là thấu kính hội tụ hay không, ta có thể xem kính đó có khả năng cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ảnh thật hay không.
C6. Vẽ ảnh của vật AB qua kính lão ở hỉnh 49.2 SGK, biết tiêu điểm của kính ở F.
+ Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận Cv ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không ? Tại sao ?