Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 36: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 36: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 36: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 36: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 36: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 36: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ nông nghiệp
- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Phân biệt các hình thức tổ chức lảnh thổ nông nghiệp: hộ gia đình, trang trại, họp tác xã, nông trường quốc doanh bằng cách điền vào bảng theo mẫu:
Trả lời
Câu 2: Đặc điểm cơ bản của thể tổng họp nông nghiệp và vùng nông nghiệp?
Trả lời
– Thể tổng hợp nông nghiệp:
+ Nông phẩm hàng hóa sản xuất ra được qui định bởi vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệp nông – công nghiệp.
+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
+ Các xí nghiệp công – nông nghiệp là hạt nhân của thể tổng hợp, được phân bố gần nhau trên lãnh thổ
– Vùng nông nghiệp: Là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, bao gồm những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp nhỏ hơn nhưng có sự đồng nhất tương đối về: + Điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, nước, khí hậu)
+ Điều kiện kinh tế – xã hội (dân cư – lao động – kinh nghiệm sản xuất…)
+ Trình độ thâm canh, cơ sở vật chất kĩ thuật, chế độ canh tác.
+ Các sản phẩm chuyên môn hóa, cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Câu 3: Nêu các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam.
Trả lời
Ở nước ta có các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp như:
– Hộ gia đình: rất phổ biến, sản xuất nông nghiệp theo từng hộ gia đình.
– Trang trại: có các trang trại nông nghiệp (trang trại nuôi lợn, bò, trồng cây công nghiệp…), trang trại nông nghiệp, trang trại nông – lâm nghiệp…
– Nông trường quốc doanh: nông trường cà phê ở Tây Nguyên, nông trường chè Mộc Châu – Sơn La, nông trường bò sữa Ba Vì…
– Hợp tác xã: hợp tác xã dịch vụ làm đất, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống, phân bón…
– Thể tổng hợp nông nghiệp: thể tổng hợp nông nghiệp sản xuất rau xanh, thực phẩm, gia súc, gia cầm ngoại thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…