Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
Hướng dẫn giải bài tập lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo
– Công thức chung dãy đồng đẳng của benzene: CnH2n-6 (n ≥ 6)
– Tên gọi: Tên vị trí – tên nhánh + benzene
– Đồng phân gồm: Đồng phân vị trí nhóm ankyl trong vòng benzen và đồng mạch cacbon của nhánh.
– Cấu trúc phân tử benzen: Sáu nguyên tử C trong phân tử liên kết với nhau tạo vòng 6 cạnh, 3 liên kết đơn tạo hệ liên hợp chung cho cả vòng benzen. Các nguyên tử trong phân tử cùng nằm trên mặt phẳng.
– Biểu diễn cấu tạo benzen:
- Tính chất hóa học
- a) Phản ứng thế
– Phản ứng thế H ở nhân thơm bởi các tác nhân như halogen X2/Fe: HNO3/H2SO4 đặc … tuân theo quy tắc thế vào vòng benzen.
- b) Phản ứng cộng
+ Cộng H2 (xt:Ni, to) vào vòng benzen tạo vòng no:
CnH2n-6 + 3H2 → CnH2n
+ Benzen cộng Cl2/Chiếu sang tạo C6H6Cl6.
- c) Phản ứng oxi hóa
– Phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt và cho nhiều muội than.
– Ankylbenzen tác dụng với dung dịch KMnO4/to (hoặc K2Cr2O7) bị oxi hóa không hoàn toàn nhóm ankyl, trong đó C α chuyển thành nhóm – COOH.
- Stiren C8H8(hay: vinybenzen, phenyletilen)
Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
– Tính chất hóa học:
+ Tính chất thơm tương tự ankylbenzen: có phản ứng thế H ở nhân thơm, oxi hóa Cα ở nhánh.
+ Tính chất không no của nhóm vinyl tương tự anken: cộng halogen, cộng hi đro halogenua, trùng hợp, làm mất màu dung dịch KMnO4.
- Naphtalen: CTPT C10H8và có công thức cấu tạo
– Naphtalen là chất rắn màu trắng, thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trung, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
– Naphtalen có tính thơm tương tụ benzen: Naphtalen tham gia từng phản ứng thế dễ dàng hơn benzen và thường ưu tiên thế nguyên tử H ở vị trí Cα (vị trí C số 1 của vòng), có phản ứng cộng H2/(Ni, to) tạo C10H12 (trtralin) hoặc C10H18 (đecanlin).
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
- Ứng với công thức phân tử C10H8có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
- 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hướng dẫn.
Chọn C.
etylbenzen
1, 2 – đimetylbenzen (o – đimetylbenzen hay o – xilen)
1, 3 – đimetylbenzen (m – đimetylbenzen hay m – xilen)
1,4 – đimetylbenzen (p – đimetylbenzen hay p – xilen)
- Toluen và benzen phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hi đro có xúc tác Ni, đun nóng;
(4) Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra.