Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT Amsterdam
Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT Amsterdam – Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam gồm 10 câu hỏi tự luận, thời gian làm bài 150 phút. Tài liệu bao gồm đề thi có đáp án kèm theo, giúp các em ôn thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong cả nước. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì thi của mình.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT Amsterdam
Câu 1 (1 điểm)
a. Kể tên và phân biệt bằng hình vẽ ba dạng hình tháp tuổi biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể sinh vật.
b. Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
Câu 2 (1 điểm)
- Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới số lượng cá thể của quần thể?
- Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào?
Câu 3 (1 điểm)
a. Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong một khu vực có các điều kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều bị con người khai thác quá mức như nhau thì quần thể nào có khả năng phục hồi nhanh hơn? Giải thích.
b. Cho biết những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
Câu 4 (1 điểm)
a. Sự kết hợp giữa các quá trình nào đảm bảo cho bộ NST của loài được ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác? Giải thích?
b. Hãy phân biệt:
– NST kép với NST tương đồng – NST thường với NST giới tính.
Câu 5 (1 điểm)
Trong phân tử ADN, adenine (A) liên kết với timin (T) bởi 2 liên kết hydro và xitozin (X) liên kết với guanine (G) bởi 3 liên kết hydro.
a. Số liên kết hydro của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến gen sau đây?
- Mất 1 cặp nucleotit
- Thêm một cặp nucleotit.
- Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
b. Có phải những trẻ đồng sinh luôn có cùng giới tính không? Tại sao?
Câu 6 (1 điểm)
a. Tìm 5 phép lai thích hợp thuộc các quy luật di truyền khác nhau đều cho tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:1. Mỗi quy luật có một sơ đồ lai minh họa.
b. Cho biết cơ chế hình thành cặp NST tương đồng và các quá trình sinh học xảy ra trên một cặp NST tương đồng.
Câu 7 (1 điểm)
a. Cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực ở động vật.
b. Tính ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao sự ổn định của ADN chỉ có tính tương đối?
Câu 8 (1 điểm)
Có 3 hợp tử kí hiệu là A,B và C. Hợp tử A nguyên phân 3 lần liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tạo nên 84 NST. Hợp tử B nguyên phân 4 lần liên tiếp tạo ra các tế bào con chứa tổng số 256 NST . Hợp tử C nguyên phân 2 lần liên tiếp, ở kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên trong hợp tử chứa 40 cromatit.
a. Hãy cho biết 3 hợp tử trên cùng loài hay khác loài?
b. Tính tổng số tế bào con được tạo thành sau các lần nguyên phân của 3 hợp tử trên.
c. Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp cho 3 hợp tử A,B,C nguyên phân là bao nhiêu?
Câu 9 (1 điểm)
a. Cho hai nòi chó thuần chủng lông trắng, dài và lông đen, ngắn giao phối với nhau được F1. Cho F1tiếp tục giao phối với nhau F2 thu được 162 cá thể, trong đó có 91 cá thể lông đen, dài.
- Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên.
- F2 còn xuất hiện những kiểu hình nào? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
b. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Xác định dạng đột biến đã xảy ra với gen A .
Câu 10 (1 điểm)
a.Thế nào là nhóm gen liên kết? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết
b. Trong trường hợp cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen lai với cơ thể có các tính trạng lặn tương ứng (trội hoàn toàn). Dựa vào kết quả lai hãy nêu cách nhận biết khi xảy ra di truyền độc lập hay di truyền liên kết. Cho ví dụ và viết sơ đồ minh họa.