Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ Kiến trúc bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ Kiến trúc bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           CÔNG NGHỆ KIẾN TRÚC (Architectural Technology)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kiến trúc (CNKT) trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên của ngành những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, có những kỹ năng cần thiết để đảm đương công việc của người kỹ sư CNKT.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất

 

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT là người có phẩm chất đạo đức và đủ sức khoẻ để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành, có khả năng thực hành về CNKT, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT hiểu biết và nắm vững các kỹ năng trong toàn bộ quá trình từ lập dự án đầu tư, thiết kế và xây dựng một công trình kiến trúc, các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ và thiết bị trong ngành xây dựng, có hiểu biết sâu về một số chuyên ngành có liên quan đến quá trình kể trên;

Khả năng làm việc

Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kiến trúc có thể đảm trách công tác trong các lĩnh vực:

– Tư vấn, thiết kế kiến trúc – xây dựng.

– Thi công xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp.

– Quản lý dự án xây dựng.

– Quản lý vận hành và khai thác sử dụng các công trình kiến trúc.

– Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ kiến trúc – xây dựng.

– Đào tạo nhân lực ngành kiến trúc – xây dựng.

– Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kể trên.

Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ Kiến trúc bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của CNMLN 9 Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 Hoá học đại cương 1
3 Đường lối CM của Đảng CSVN 11 Nhập môn tin học
4 Ngoại ngữ 12 Hình học họa hình 1
5 Toán cao cấp 1 13 Hình học họa hình 2
6 Toán cao cấp 2 14 Nhập môn quản trị học
7 Toán cao cấp 3 15 Giáo dục thể chất
8 Toán chuyên đề 1 (xác suất – thống kê) 16 Giáo dục quốc phòng – an ninh
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Cơ sở kiến trúc 4 Cơ học công trình
2 Pháp luật xây dựng 5 Vật liệu xây dựng
3 Kinh tế xây dựng 6 Vật lý kiến trúc
Kiến thức ngành
1 Nguyên lý thiết kế kiến trúc 6 Tổ chức thi công
2 Cấu tạo kiến trúc 7 Công nghệ xây dựng
3 Kết cấu công trình (K/C BTCT, Gỗ, Kim loại, Nền móng…) 8 Trang thiết bị kỹ thuật công trình
4 Cấp điện 9 Quản lý dự án xây dựng
5 Cấp, thoát nước 10 Quản lý vận hành, khai thác, sử dụng công trình
Thực tập tham quan
Khóa luận tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Cơ sở Kiến trúc:

Giúp SV cách hình thành bản vẽ kiến trúc 2D và 3D.

Cách thiết lập hồ sơ thiết kế kiến trúc.

Thực hành 4 bài tập.

Pháp luật xây dựng:

Giới thiệu Luật xây dựng và các văn bản dưới luật.

Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng VN.

Kinh tế xây dựng:

Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về kinh tế xây dựng để có thể:

– Lập khái toán XD cơ bản.

– Lập tổng dự toán XD cơ bản.

– Lập dự án đầu tư xây dựng (về kinh tế).

Cơ học công trình:

Bao gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ học lý thuyết (phần tĩnh học): Lực và điều kiện cân bằng của vật thể dưới tác dụng của lực, ứng dụng để xác định phản lực liên kết tại các gối của mối liên kết của dầm, khung.

Phần 2: Sức bền vật liệu: khả năng chịu lực của vật liệu và hỗn hợp vật liệu xây dựng.

Phần 3: Cơ học kết cấu: Các phương pháp tính toán, xác định nội lực trong các cấu kiện và kết cấu xây dựng.

Vật liệu xây dựng:

Giới thiệu các loại vật liệu XD tính năng và sử dụng:

– Các loại vật liệu XD mới.

– Sơ bộ về công nghệ sản xuất và vật liệu XD.

Vật lý kiến trúc:

Bao gồm 4 phần:

Phần 1: Nhiệt và khí hậu kiến trúc.

Những đặc trưng cơ bản về khí hậu, quá trình truyền nhiệt qua kết cấu, các giải pháp hạn chế bức xạ của mặt trời, thiết kế chống nóng.

Phần 2: Thông gió tự nhiên.

Nguyên lý và các giải pháp thông gió tự nhiên cho công trình kiến trúc.

Phần 3: Quang học kiến trúc

Quy luật hoạt động của mặt trời, tính toán chiếu sáng tự nhiên cho công trình kiến trúc, kết hợp tính toán chiếu sáng tự nhiên với các giải pháp hạn chế bức xạ của mặt trời và chống nóng.

Phần 4: Âm học kiến trúc.

Nguyên lý truyền âm trong không gian kiến trúc, tính toán thiết kế trang âm cho phòng khán giả.

Chống và hạn chế tiếng ồn trong đô thị và công trình kiến trúc.

Nguyên lý thiết kế Kiến trúc:

Giới thiệu những nguyên lý căn bản để thiết kế công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp.

Các giai đoạn của quá trình thiết kế kiến trúc.

Phương pháp thiết kế kiến trúc.

Cấu tạo kiến trúc:

Giới thiệu chức năng của các bộ phận cấu tạo của một công trình kiến trúc.

Giải pháp cấu tạo các bộ phận của một công trình kiến trúc.

Các hình thức cấu tạo đặc biệt.

Kết cấu công trình:

Cung cấp cho sinh viên phương pháp tính toán kết cấu một công trình kiến trúc bao gồm:

– Tính toán thiết kế nền móng công trình kiến trúc, các giải pháp xử lý nền móng trên nền đất yếu.

– Tính toán, lựa chọn thiết kế các kết cấu Bêtông cốt thép, gỗ, kim loại…

Cấp Điện:

Đại cương về hệ thống điện đô thị và công trình.

Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng, điện động lực, điện nhẹ và điện dự phòng cho công trình kiến trúc.

Cấp thoát nước:

– Đại cương về hệ thống cấp và thoát nước đô thị, công trình.

– Tính toán thiết kế cấp nước cho công trình kiến trúc.

– Tính toán thiết kế hệ thống nước thải, xử lý nước thải cho công trình kiến trúc.

Tổ chức thi công:

Giúp SV hiểu và có khả năng, thực hành các bước:

– Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

– Phân tích nội dung công việc.

– Lập kế hoạch và tiến độ thi công.

– Phối hợp công tác trong thi công xây dựng một công trình kiến trúc.

Công nghệ xây dựng:

Biện pháp kỹ thuật thi công các bộ phận của công trình kiến trúc.

Trag thiết bị máy móc phục vụ thi công.

Công nghệ XD tiên tiến và khả năng áp dụng.

Kỹ thuật an toàn lao động trong thi công XD.

Trang thiết bị kỹ thuật công trình:

Giới thiệu hệ thống trang thiết bị kỹ thuật công trình và nguyên lý tính toán thiết kế bao gồm:

– Hệ thống trang thiết bị giao thông vận chuyển.

– Hệ thống thông gió cơ khí.

– Hệ thống điện lạnh.

– Hệ thống thông tin liên lạc.

– Hệ thống an ninh công trình và PCCC…

Quản lý dự án xây dựng:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để thực hiện quá trình quản lý dự án gồm 3 khâu:

– Chuẩn bị đầu tư.

– Thực hiện dự án.

– Kiểm định chất lượng và đưa công trình vào sử dụng.

Quản lý vận hành khai thác sử dụng công trình:

Trang bị kiến thức về các hệ thống quản lý toà nhà thông minh BMS.

Sử dụng và khai thác công trình kiến trúc đạt hiệu quả cao nhất.

Bảo quản công trình kiến trúc.

Thực tập – Tham quan:

Sinh viên có thể thực tập nghề nghiệp tại các Viện, Cơ sở tư vấn thiết kế hoặc thi công xây dựng, các Ban quản lý dự án xây dựng…

Khoá luận tốt nghiệp:

Sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp gồm hai phần: Tính toán, thuyết minh và Các bản vẽ thiết kế công nghệ (có hướng dẫn và bảo vệ).