Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối (Dành cho ban nâng cao)
– Độ ẩm tuyệt đối: Là lượng hơi nước được tính bằng gam trong 1m3 không khí, ở một thời điểm nhất định.
– Độ ẩm tương đối: Tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đổi của không khí với độ ẩm bão hoà ở cùng nhiệt độ.
- Các hiện tượng ngưng tụ
– Sương: là hiện tượng hơi nước ngưng đọng ở lớp không khí gần mặt đất.
– Mây: Là hiện tượng ngưng đọng hơi nước ở trên cao.
– Mưa: Khi các hạt nước trong các đám mây đủ lớn rơi xuống đất
- Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa
– Khí áp: Vùng có khí áp cao thường ít mưa hoặc không mưa; vùng có khí áp thấp thường mưa nhiều.
– Frong: Khu vực có frong hoặc giải hội tụ đi qua thường mưa rất nhiều. – Gió: Vùng mưa nhiều: Gió Tây ôn đới, gió mùa; vùng mưa ít: Gió mậu dịch, gió phơn.
– Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều; nơi dòng biển lạnh hoạt động mưa ít.
– Địa hình: Sườn khuất gió mưa ít; sườn đón gió mưa nhiều.
- Sự phân bố lưọng mưa
– Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 52 SGK địa lý 10: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Trả lời
Các nhân tố ành hưởng đến lượng mưa:
– Khí áp: Các khu khí áp thấp thường là nơi hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao nên có lượng mưa lớn. Ngược lại, các khu khí áp cao là nơi không khí trên cao bị nén xuống, chi có gió thổi đi nên mưa rất ít hoặc không có mưa.
– Frông: Là nơi thường xảy ra sự tranh chấp cùa các khối khí nóng lạnh, dẫn đến những nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Nơi có frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường là vùng mưa nhiều.
– Gió: Miền có gió từ biển thổi vào, gió mùa thường mang nhiều không khí ẩm, đỗ gây mưa. Miền có gió Mậu dịch ít mưa vì gió này xuất phát từ áp cao chí tuyến khô.