Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
Hướng dẫn giải bài tập lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nam châm vĩnh cửu nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam là cực Nam.
Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
C1: Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7, hãy đề xuất và thực hiện một thid nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không ?
Hướng dẫn giải:
Đưa thanh kim loại đó đến gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng….Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.
C2: Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả hình 21.1
+ Khi đã đứng cân bằng,kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
+ Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại , kim nam châm còn chỉ hướng như lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm hai lần và cho nhận xét.
Hướng dẫn giải:
+ Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm dọc theo hướng Nam- Bắc.
+ Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm vẫn chỉ hướng Nam- Bắc như cũ.
C3: Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.
Hướng dẫn giải:
Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì cực Bắc của kim nam châm sẽ bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.
C4: Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?
Hướng dẫn giải:
Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau, các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.