Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
Hướng dẫn giải bài tập lớp 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Cách đo độ dài:
– Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
– Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Lưu ý về cách đặt thước và đặt mắt khi đo: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của nước; đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
– Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Lưu ý trong quy tắc đo: Ta phải làm tròn kết quả đo theo độ chia gần nhất với đầu kia của vật (đầu còn lại phải ngang bằng với vạch số 0), như vậy chữ số cuối cùng phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo. Cho nên, khi đo cùng một độ dài bằng những thước đo ĐCNN khác nhau, thì cũng có thể có các kết quả ghi không giống nhau. Một điều cần lưu ý nữa, để đơn giàn đơn vị ghi trong kết quả đo phải ghi theo đơn vị của ĐCNN.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
C1. Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?
Bài giải:
Lưu ý khi làm bài: độ dài ước lượng mang tính chất chủ quan do chính người tạo ra. còn kết quả thực tế là đã qua kiểm định đo đạc bằng các thiết bị chuẩn.
C2. Em đã chọn dụng cụ đo nào ? Tại sao ?
Bài giải:
Trong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ), chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đi 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dày SGK Vật lý 6, vì thước kẻ có ĐCNN (1 mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0,5 cm), khi đó sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.
C3. Em đặt thước đo như thế nào ?
Bài giải:
Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật,
C4. Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?
Bài giải:
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5. Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào ?
Bài giải:
Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật sẽ cho kết quả đo.
C6. Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau.
Khi đo độ dài cần:
- a) Ước lượng (1)……. cần đo.
- b) Chọn thước (2)…….. và có (3)………..thích hợp.
- c) Đặt thước (4)………… độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5)………. vạch số 0 của thước.
- d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6)….. với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)……… với đầu kia của vật.