Chương trình đào tạo Ngành Dược bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Dược bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           DƯỢC (Pharmacy)
  • Trình độ Đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo Dược sĩ trinh độ đại học là đào tạo những người có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để tư vấn về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; để sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng nghiên ciưi khoa học và tự học nâng cao trình độ chuyên môn,  góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Mục tiêu cụ thể

Về thái độ

 

 

– Tận tụy, có trách nhiệm trong hành nghề, vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;

– Coi trọng việc kết hợp y-dược học hiện đại với y-dược học cổ truyền.

– Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu  nghề nghiệp.

– Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.

Về kiến thức

– Có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở.

– Có kiến thức chuyên môn cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

– Nắm vững các quy định của pháp luật và chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân.

– Có phương pháp luận khoa học trong các công tác chuyên môn và nghiên cứu.

Về kỹ năng

– Tổ chức được và thực hành tốt trong các lĩnh vực: sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

– Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược.

– Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia.

– Hướng dẫn, tư vấn chuyên môn dược cho các thành viên y tế khác.

– Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.

Chương trình đào tạo Ngành Dược bậc Đại học – Đề Thi Thử

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 5 Tin học đại cương
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 6 Giáo dục thể chất
3 Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN 7 Giáo dục quốc phòng – an ninh
4 Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành)
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
Kiến thức cơ sở của khối ngành
1 Toán – Thống kê Y dược 5 Sinh học
2 Tin học ứng dụng 6 Tâm lý y học – Đạo đức y học
3 Vật lý 1 7 Truyền thông và giáo dục sức khoẻ
4 Hoá đại cương vô cơ
Kiến thức cơ sở của ngành
1 Vật lý 2 7 Hoá lý dược
2 Hoá phân tích 8 Vi sinh
3 Giải phẫu 9 Ký sinh trùng
4 Sinh lý 10 Bệnh học
5 Sinh lý bệnh-Miễn dịch 11 Thực vật dược
6 Hóa sinh 12 Hoá hữu cơ
Kiến thức ngành
1 Dược lý 7 Quản lí và kinh tế dược
2 Dược liệu 8 Dược lâm sàng
3 Hoá dược 9 Kiểm nghiệm
4 Bào chế & Công nghệ dược 10 Dược động học
5 Dược học cổ truyền 11 Độc chất học
6 Pháp chế dược 12 Thực hành dược khoa

 

Nội dung các kiến thức bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp):

Toán – Thống kê Y dược

Bổ sung các kiến thức toán phục vụ cho thống kê.

Khái niệm thống kê, đặc trưng của thống kê mô tả, mẫu và phân bố mẫu, ước lượng điểm và ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, so sánh các mẫu quan sát, phân tích hồi qui tương quan một biến số và hai biến số; cách lấy mẫu và xử lý số liệu thống kê trong các nghiên cứu về y dược.

Tin học ứng dụng

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các phần mềm xử lý thống kê. Sử dụng hiệu quả một số phần mềm thường được ứng dụng trong công tác y dược.

Vật lý 1

Những khái niệm cơ bản của cơ học, tính công và năng lượng trong một số chuyển động cơ học. Các nguyên lý của nhiệt động lực học. Cấu tạo và chuyển động của các trạng thái vật chất : khí, lỏng. Kiến thức cơ bản về các quy luật vật lý trong lĩnh vực điện học.

Hoá đại cương vô cơ

Cấu tạo và tính chất của hệ vật chất (nguyên tử, nguyên tố, phân tử; phức chất, vật thể) dựa trên nguyên lý cơ học lượng tử. Các đại lượng và các nguyên lý, qui luật của nhiệt động học (nội năng, entapi, entropi… trong các quá trình hoá học. Cơ chế và điều kiện phản ứng. Phân loại, tính chất, vai trò của các nguyên tố và các hợp chất vô cơ được quan tâm trong y – dược.

Sinh học

Cấu trúc, cơ chế hoạt đôngj của tế bào ở mức độ phân tử. Cơ sở phân tử của di truyền và biến dị. Đặc điểm di truyền của các nhóm sinh vật. Cấu tạo, nguồn gốc, chức năng, phân loại mô thực vật, động vật. Khái niệm đặc trưng và các quy luật của quần thể, quần xã, hệ sinh thái và các sinh giới.

Một số nội dung cơ bản của sinh học phân tử và công nghệ sinh học được ứng dụng trong Y – dược.

Tâm lý  y học – đạo đức y học

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về tâm lý học và tâm lý y học. Các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học dựa trên các quy định chung của ViệtNam và Quốc tế.

Truyền thông và giáo dục sức khỏe

Nội dung gồm các khái niệm, bản chất, vị trí, vai trò của truyền thông – giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hành vi sức khoẻ; các kỹ năng và các phương pháp, phương tiện truyền thông – giáo dục sức khoẻ.

Vật lý 2

Kiến thức cơ bản về các quy luật vật lý trong lĩnh vực quang học. ứng dụng các nguyên tắc vật lý trong các máy móc, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ phân tích thường dùng trong lĩnh vực dược…

Hoá phân tích

– Hoá phân tích 1:

Phân tích định lượng bằng phép đo thể tích và đo khối lượng: phương pháp acid-base, tạo phức, oxy hoá – khử, kết tủa, khối lượng.

– Hoá phân tích 2:

Nguyên lý, ứng dụng của các phương pháp quang học UV-VIS, hồng ngoại, huỳnh quang, hấp thụ nguyên tử, một số phương pháp sắc kí, một số phương pháp điện hóa (đo pH, chuẩn độ đo thế…). Các phương pháp xử lý mẫu.

Giải phẫu

Những đặc điểm cơ bản nhất về giải phẫu của các hệ cơ quan trong cơ thể người.

Sinh lý

Sinh lý tế bào, sinh lý học của máu và các dịch thể, sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể người (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh, bài tiết, nội tiết, sinh dục …)

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

Đại cương về sinh lý bệnh, sinh lý bệnh quá trình viêm, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh chức phận tiêu hoá, tiết niệu, nội tiết …

Đại cương miễn dịch học và miễn dịch bệnh lý, cơ chế hình thành miễn dịch, nguyên lí tác dụng của vaccin và ứng dụng trong việc phòng và điều trị bệnh…

Hoá sinh

Cấu trúc, cơ chế tác dụng sinh học và các quá trình chuyển hoá của các chất tham gia vào hoạt động sống của cơ thể: Protid, glucid, lipid, enzym, hormon …

Hoá lý dược

Các khái niệm cơ bản và những nguyên tắc của hoá lý ứng dụng trong ngành dược. Mối liên quan giữa các đại lượng cơ bản của nhiệt động học với cân bằng pha và các thuộc tính của dung dịch. Đại cương về các hệ phân tán, điện hoá, động học các phản ứng hoá học, quá trình hoà tan, khuyếch tán, các dạng bề mặt và hiện tượng bề mặt…

Vi sinh

Đại cương, cấu tạo, đặc điểm sinh hoá, sinh lý và di truyền của vi sinh vật… Đặc điểm, khả năng gây bệnh một số vi khuẩn, virus thường gặp…

Ký sinh trùng

Đại cương, đặc điểm sinh hoá, sinh lý và di truyền của ký sinh trùng…  Đặc điểm, khả năng gây bệnh một số ký sinh trùng thường gặp…

Bệnh học

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, phương pháp điều trị và dự phòng các bệnh cơ bản…

Thực vật dược

Thực vật đại cương, đặc điểm, vị trí, phân loại và quan hệ tiến hoá của các bậc phân loại chính, tính đa dạng cây thuốc, ý nghĩa và biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc …

Hoá hữu cơ

– Hoá hữu cơ 1:

Đại cương: cấu tạo các hợp chất hữu cơ, hiệu ứng điện tử, đồng phân, các loại phản ứng hoá học, các phương pháp xác định cấu trúc.

Danh pháp, phương pháp điều chế chính, tính chất hoá học cơ bản của hidrocarbon mạch thẳng, thơm, cyclan, dẫn chất halogen, hợp chất cơ kim, sulfol hoá, nitro hoá của hydrocarbon thơm, alcol, phenol, aldehid, ceton, quinon…

– Hoá hữu cơ 2:

Danh pháp, phương pháp điều chế chính, tính chất hoá học cơ bản của acid carbocylic đơn chức, đa chức và dẫn chất, amin, hợp chất diazoic và azoic, phẩm nhuộm, lipid, hydrat carbon, aminoacid-peptid-protein, hợp chất dị vòng…

Dược lý

– Dược lý 1:

Các cơ chế tác dụng và yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Những vấn đề cơ bản trong điều trị của thuốc.

Phân loại một số nhóm thuốc cơ bản, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và cách dùng của một số thuốc trong nhóm thuốc : thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật, hệ thần kinh trung ương.

– Dược lý 2:

Phân loại một số nhóm thuốc cơ bản, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và cách dùng của một số thuốc trong nhóm thuốc: thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm, thuóc tác dụng trên các cơ quan và máu, hoá trị liệu, thuốc kháng histamin, hormon, vitamin…

Dược liệu

– Dược liệu 1:

Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố, thành phần hoá học chính, tác dụng của các dược liệu chứa 7 nhóm chất tự nhiên: carbonhydrat, glycosid trợ tim, saponin, anthraglycosid, flavônid, coumarin, tanin. Khái niệm, cấu trúc hoá học, phương pháp định tính định lượng 7 nhóm chất tự nhiên trên.

– Dược liệu 2:

Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố, thành phần hoá học chính, tác dụng của các dược liệu chứa 4 nhóm hợp chất tự nhiên: tinh dầu, chất nhựa, chất béo và alcaloid. Khái niệm, cấu trúc hoá học, phương pháp định tính định lượng 4 nhóm hợp chất tự nhiên trên.

Hoá dược

– Hoá dược 1:

Nguyên tắc điều chế, công thức cấu tạo, tính chất lý hoá chính để ứng dụng trong kiểm nghiệm, pha chế, bảo quản thuốc; định tính, thử tinh khiết, định lượng một số nguyên liệu dùng làm thuốc, mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng (nếu có) của một số thuốc chính trong các nhóm thuốc: tác dụng trên thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thuốc tim mạch, thuốc lợi tiểu, Vitamin và các chất dinh dưỡng.

– Hoá dược 2:

Nguyên tắc điều chế, công thức cấu tạo, tính chất lý hoá chính để ứng dụng trong kiểm nghiệm, pha chế, bảo quản thuốc; định tính, thử tinh khiết, định lượng một số nguyên liệu dùng làm thuốc, mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng (nếu có) của một số thuốc chính trong các nhóm thuốc kháng histamin, hormon, kháng sinh, sulfamid, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị lao và phong…

Bào chế & Công nghệ Dược

– Bào chế & Công nghệ Dược 1:

Các kiến thức cơ bản về kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc: dung dịch thuốc uống và thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, kỹ thuật chiết xuất và bào chế cao thuốc, cồn thuốc, rượu thuốc.

– Bào chế & Công nghệ Dược 2:

Các kiến thức cơ bản về kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc: nhũ tương, hỗn dịch, thuốc mỡ, thuốc phun mù, thuốc mỡ, thuốc đạn, thuốc bột, thuốc viên, thuốc nang … Tương kỵ, tương tác trong bào chế thuốc.

Dược học cổ truyền

Đại cương y học cổ truyền; phân tích và xây dựng một số phương thuốc cổ truyền; chế biến và bào chế được một số vị thuốc, loại thuốc cổ truyền …

Pháp chế dược

Các qui định pháp lý cơ bản trong công tác dược trong các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối, tồn trữ và sử dụng thuốc …

Quản lý và Kinh tế dược

Các kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và doanh nghiệp dược; các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý kinh tế và những yếu tố đặc thù riêng của công tác quản lý kinh tế dược …

Dược lâm sàng

– Dược lâm sàng 1:

Các nguyên lý cơ bản trong sử dụng thuốc.

– Dược lâm sàng 2:

Nguyên tắc sử dụng một số nhóm thuốc thông dụng như kháng sinh, corticoid, giảm đau, vitamin …

Kiểm nghiệm

Đại cương chất lượng thuốc và đảm bảo chất lượng thuốc, phương pháp lấy mẫu và lưu mẫu, kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn thực hành kiểm nghiệm tốt.

Một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc: phương pháp hóa học, phương pháp hoá lý…Kiểm nghiệm một số dạng chế phẩm thông dụng

Dược động học

Quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc trong cơ thể.

Độc chất học

Tính chất hoá học và độc tính của chất độc. Phản ứng phát hiện chất độc trong mẫu phân tích. Cách xử lý một số trường hợp ngộ độc cấp tính.

  1. Thực hành dược khoa

Nội dung giới thiệu về ngành nghề, các thao tác co bản trong thực hành nghề nghiệp. Làm quen với các mô hình hoạt động của các cơ sở hành nghề dược và của người dược sỹ.

 

Danh mục đề xuất các học phần bổ trợ

  1. a) Danh mục đề xuất các học phần bổ trợ theo định hướng chuyên ngành
* Nhóm 1: Quản lý và cung ứng thuốc
1 Kinh tế doanh nghiệp 4 Marketting và thị trường dược phẩm
2 Dược dịch tễ 5 Dược xã hội học
3 Nhóm GP (GDP, GSP, GPP) 6 Thực hành dược khoa 2
* Nhóm 2: Sản xuất và phát triển thuốc
1 Sản xuất thuốc 1 4 Sản xuất thuốc 3
2 Sản xuất thuốc 2 5 Thực hành dược khoa 2
3 Nhóm GP (GMP, GLP, GSP)
* Nhóm 3: Dược lâm sàng
1 Dược lý 3 4 Sử dụng thuốc trong điều trị 2
2 Sử dụng thuốc trong điều trị 1 5 Thực hành dược khoa 2
3 Hoá sinh lâm sàng
* Nhóm 4: Dược liệu & Dược học cổ truyền
1 Trồng & phát triển cây thuốc 4 Dược học cổ truyền 2
2 Dược liệu 3 5 Thực hành dược khoa 2
3 Phương pháp nghiên cứu dược liệu
* Nhóm 5: Đảm bảo chất lượng thuốc
1 ứng dụng phương pháp điện hoá/KN 4 Đảm bảo chất lượng trong phân tích kiểm nghiệm
2 Điện di và sắc ký khí 5 Độ ổn định và tuổi thọ của thuốc
3 Kiểm nghiệm 2 6 Thực hành dược khoa 2
  1. b) Danh mục đề xuất các học phần bỏ trợ khác
1 Mỹ phẩm 12 Thẩm định qui trình sản xuất thuốc
2 Thực phẩm chức năng 13 Bảo hiểm Y tế và chính sách công
3 Dược bệnh viện 14 Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
4 Kinh tế dược 2 15 Tài nguyên tinh dầu Việt Nam
5 Dược cộng đồng 16 Đa dạng tài nguyên thuốc
6 Kinh tế y tế 17 Thực vật học dân tộc
7 Hoá trị liệu 18 PP nghiên cứu dược lý trong DHCT
8 Một số phương pháp phổ 19 Môi trường và sức khỏe
9 Sản xuất thuốc có nguồn gốc tự nhiên 20 Quản trị kinh doanh dược
10 NC và phát triển thuốc mới 21 Nhà nước và Pháp luật
11 Một số dạng BC đặc biệt 22 Đạo đức nghề nghiệp