Chương trình đào tạo Ngành Phát triển nông thôn bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Phát triển nông thôn bậc Đại học

  • Chương trình đào tạo Ngành Phát triển nông thôn bậc Đại học
  • Ngành đào tạo:           PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Rural Development)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ trình độ đại học về phát triển nông thôn có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khoẻ; có kiến thức về cơ bản vững vàng, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức và phát triển nông thôn, có khả năng làm việc trong các đơn vị, tổ chức Nhà nước và tư nhân, các tổ chức đoàn thể – xã hội và tổ chức phi chính phủ liên quan đến phát triển  nông thôn.

Mục tiêu cụ thể

– Có kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn,  phát triển cộng đồng, quản lý  và phát triển nông thôn.

 

 

– Có kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.

– Có năng lực nghiên cứu, phát triển nông thôn theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.

Chương trình đào tạo Ngành Phát triển nông thôn bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 7 Hoá học
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 8 Hoá phân tích
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 9 Sinh học đại cương
4 Giáo dục thể chất 10 Xác suất – Thống kê
5 Giáo dục quốc phòng 11 Tin học đại cương
6 Ngoại ngữ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Xã hội học nông thôn 5 Chính sách phát triển nông thôn
2 Phát triển nông thôn 6 Thống kê kinh tế – xã hội
3 Kinh tế nông thôn 7 Đánh giá nông thôn
4 Phát triển cộng đồng
Kiến thức ngành
1 Giới và phát triển 5 Nghiên cứu phát triển nông thôn
2 Chiến lược và Kế hoạch  phát triển 6 Phương pháp khuyến nông
3 Quản lý dự án phát triển 7 Quản lý nông trại
4 Công tác xã hội trong PTNT (Social work)

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Xã hội học nông thôn

Nội dung: giới thiệu tổng quan về xã hội học nông thôn; tổ chức và quản lý xã hội học nông thôn Việt Nam; phương pháp tiếp cận và phân tích xã hội học nông thôn.

Phát triển nông thôn

Nội dung: Lý luận cơ bản về phát triển nông thôn; phát triển kinh tế nông thôn: nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và môi trường nông thôn; vai trò của nhà nước và các tổ chức trong  phát triển nông thôn (trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước, các tổ chức kinh tế và xã hội trong nông thôn).

Kinh tế nông thôn

Nội dung: giới thiệu tổng quan về kinh tế nông thôn, vai trò kinh tế nông thôn trong nền kinh tế quốc dân; một số nguyên tắc kinh tế cơ bản; quy luật cung cầu trong nông thôn.

Phát triển cộng đồng

Nội dung: môn học tập trung vào những vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng; tổ chức phát triển cộng đồng; sự tham gia và hợp tác trong phát triển cộng đồng với sự tham gia của người dân; giám sát và đánh giá trong quá trình phát triển cộng đồng.

Chính sách phát triển nông thôn

Nội dung: môn học tập trung vào xây dựng và phân tích chính sách phát triển nông thôn; chính sách phát triển kinh tế; chính sách xã hội; và chính sách tài nguyên môi trường.

Thống kê kinh tế-xã hội

Nội dung: trình bày khái niệm cơ bản trong thống kê kinh tế và xã hội học; điều tra chọn mẫu; thu thập, xử lý số liệu thống kê; tổng hợp và mô tả dữ liệu thống kê; và phân tích thống kê.

Đánh giá nông thôn

Nội dung: trình bày khái niệm và phương pháp tiếp cận đánh giá nông thôn; các phương pháp và công cụ đánh giá nông thôn: đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), cùng nhau học hỏi và hành đông (PLA); tổ chức đánh giá nông thôn.

Giới và phát triển

Nội dung: Nhập môn về giới và phát triển; giới và phát triển trên thế giới và Việt Nam; những vấn đề cơ bản về giới; phương pháp nghiên cứu về giới và phát triển; chính sách về giới và phát triển.

Chiến lược và kế hoạch phát triển

Nội dung: trình bày khái niệm, vai trò và đặc điểm của chiến lược và kế hoạch phát triển; phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển; cấu trúc của chiến lược và kế hoạch phát triển; tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển.

Quản lý dự án phát triển

Nội dung: giới thiệu khái quát về quản lý dự án phát triển, phương pháp tiếp cận và sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển; xây dựng dự án phát triển, lập kế hoạch dự án phát triển, tổ chức xây dựng dự án và kế hoạch thực hiện dự án; thực hiện dự án, tổ chức quản lý dự án; triển khai các hoạt động dự án; giám sát và kiểm soát chất lượng và đánh giá dự án phát triển.

Công tác xã hội trong phát triển nông thôn

Nội dung: giới thiệu tổng quan về công tác xã hội trong phát triển nông thôn; công tác xã hội trong các tổ chức xã hội chính thống; công tác xã hội trong các tổ chức xã hội phi chính thống; cán bộ thực hiện công tác xã hội trong phát triển nông thôn.

Nghiên cứu phát triển nông thôn

Nội dung: giới thiệu những khái niệm cơ bản về nghiên cứu phát triển nông thôn; phương pháp lựa chọn và thiết kế đề tài nghiên cứu phát triển nông thôn; tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu phát triển nông thôn.

Phương pháp khuyến nông

Nội dung: trình bày đại cương về khuyến nông và phương pháp khuyến nông; kiến thức và kỹ năng về các phương pháp nhóm; phương pháp khuyến nông qua các phương tiện thông tin đại chúng: ấn phẩm, báo và tạp chí, truyền thanh và phát thanh, truyền hình, áp phích, Website; phương pháp cá nhân: thăm và tư vấn, thư, hướng dẫn, điện thoại.

Quản lý nông trại

Nội dung: giới thiệu tổng quan về quản lý nông trại: khái niệm, vai trò, đặc điểm của quản lý nông trại; lập kế hoạch, tổ chức và quản lý sản xuất; quản lý sản phẩm nông trại; đánh giá hiệu quả trong sản xuất nông trại.