Chương trình đào tạo Ngành Thủy nông bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Thủy nông bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           THỦY NÔNG   (Irrigation and drainage)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ trình độ đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về thuỷ nông, có khả năng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy lợi.

Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, môi trường tổng hợp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ tưới tiêu tiên tiến, để ứng dụng và phát triển trong công tác quy hoạch thiết kế quản lý hệ thống tưới tiêu vừa và nhỏ theo hướng hiện đại phục vụ đa mục tiêu phù hợp với điều kiện cụ thể ở việt nam; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước.

Chương trình đào tạo Ngành Thủy nông bậc Đại học – Đề Thi Thử

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin 7 Hoá học

 

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 8 Hóa phân tích
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 9 Vật lý

 

4 Giáo dục thể chất 10 Toán cao cấp
5 Giáo dục quốc phòng 11 Xác suất thống kê
6 Ngoại ngữ 12 Tin học đại cương
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Vi sinh vật đại cương 5 Thổ nhưỡng 1
2 Hoá môi trường 6 Vật lý đất
3 Chất lượng nước 7 Thủy lực
4 Khí tượng nông nghiệp
Kiến thức ngành
1 Thuỷ văn 5 Tưới nước
2 Trắc địa 6 Tiêu nước
3 Máy bơm và trạm bơm 7 Quan hệ đất nước cây trồng
4 Thuỷ công 8 Nước ngầm và quản lý nước ngầm

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Vi sinh vật đại cương

Nội dung: giới thiệu khái niệm cơ bản về vi sinh vật, cơ chế hoạt động và vai trò của vi sinh vật trong các hoạt động sống; đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như hoạt động sống; một số nhóm vi sinh vật chủ yếu, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất nông nghiệp.

Hoá học môi trường

Nội dung: Trình bày khái niệm chung về môi trường; độc chất học môi trường; hoá khí quyển: các phản ứng hoá học xảy ra trong khí quyển, ô nhiễm khí quyển; hoá thạch quyển: các quá trình phong hoá, đất và nguyên nhân gây ô nhiễm đất; hoá thuỷ quyển: tuần hoàn nước trong tự nhiên, ô nhiễm nước và nguyên nhân gây ô nhiễm nước; quan hệ giữa khí quyển, thạch quyển và thuỷ quyển về hoá học môi trường; đánh giá chất lượng môi trường về mặt hoá học.

Chất lượng nước

Nội dung: Môn học tập trung vào tính chất và thành phần của nước; các phản ứng hóa lý trong hệ thống cấp nước; thành phần hóa học của nước thiên nhiên và nước thải; các chỉ tiêu hóa lý; các phương pháp phân tích hóa học và vệ sinh môi trường; các vấn đề cơ bản trong quá trình xử lý nước; các quá trình và hiện tượng chính diễn ra trong nước; phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hóa lý và các chỉ tiêu công nghệ khác của nước.

Khí tượng nông nghiệp

Nội dung: giới thiệu kiến thức cơ bản về khí tượng nông nghiệp, đối tượng, nhiệm vụ và lịch sử phát triển của khí tượng nông nghiệp; mon học tập trung vào thành phần và cấu trúc khí quyển; năng lượng bức xạ mặt trời, nhiệt độ đất, nhiệt độ không khí; áp suất khí quyển và gió; thời tiết; điều kiện hình thành và đặc điểm khí hậu các vùng của Việt Nam; biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp.

Thổ nhưỡng I

Nội dung:  giới thiệu khái niệm cơ bản về đất, quá trình hình thành đất; thành phần cơ giới và kết cấu đất; nước, không khí, nhiệt trong đất và các đặc tính vật lý khác của đất; keo đất và khả năng hấp phụ của đất; thành phần hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng trong đất; phản ứng của đất: độ chua, độ kiềm, tính đệm và phản ứng oxy hóa khử; một số nhóm đất chính của Việt Nam bao gồm đất bạc mầu, đất cát biển, đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất đồi núi.

Thực hành: đào và mô tả phẫu diện, xác định thành phần cơ giới theo phương pháp vê tay (cùng với quá trình đào và mô tả phẫu diện); phân tích độ chua pH KCl, pHnước; xác định tổng chất hữu cơ theo Walkley-Black.

Vật lý đất

Nội dung: Giới thiệu các tính chất vật lý đất; thế năng của nước trong đất. dòng thấm trong đất; quá trình vận chuyển của muối và các chất hòa tan trong đất; tương tác giữa độ ẩm đất và khí hậu; dòng nhiệt và nhiệt độ đất.

Thủy lực

Nội dung: trình bày khái niệm cơ bản về chất lỏng, thế năng, thuỷ tĩnh học; tập trung vào động học và động lực học chất lỏng; dòng chảy trong kênh; dòng chảy không ổn định trong kênh hở; dòng chảy qua lỗ, vòi và trong hệ thống ống dẫn; dòng chảy trong các công trình thuỷ lợi.

Thủy văn

Nội dung: Tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế: đại cương về dòng chảy và sự hình thành dòng chảy sông ngòi; ứng dụng lý thuyết xác suất –thống kê trong thủy văn; tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế; tính toán điều tiết dòng chảy: Hồ chứa và điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa; ính toán điều tiết cấp nước hồ chứa điều tiết dài hạn; tính toán điều tiết lũ.

Trắc địa

Nội dung: giới thiệu kiến thức chung về trắc địa, khái niệm về độ cao, chênh cao, bình đồ, bản đồ, mặt cắt, các hệ thống toạ độ, đo tĩnh và vẽ bình đồ; các phương pháp đo góc ngang, đo góc đứng, đo khoảng cách; thiết bị dùng trong đo vẽ toàn đạc; thiết kế, đo đạc, bình sai lưới khống chế đo vẽ; đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ; các tư liệu phục vụ thiết kế hệ thống kênh; xác định diện tích chiếm đất của công trình; công tác trắc địa phục vụ thiết kế hệ thống kênh trên nền bản đồ địa hình.

Máy bơm và trạm bơm

Nội dung: giới thiệu cấu tạo, nguyên lý làm việc của  máy bơm, các loại máy bơm; tính toán và lựa chọn máy bơm; trạm bơm trong hệ thống tưới tiêu; nhà máy bơm tưới tiêu và công trình tiếp nối; thiết bị trong nhà máy bơm nước.

Thuỷ công

Nội dung: Trình bày khái niệm chung về công trình thuỷ lợi; các loại công trình trên sông; thấm dưới đáy và thấm qua công trình thủy lợi; tải trọng và tác động lên công trình thủy lợi; ổn định của công trình thủy lợi; tính toán cơ bản khi thiết kế công trình thủy lợi (thấm, tải trọng, ổn định); tính toán thiết kế các kích thước cơ bản của một số loại công trình trên kênh; các bước và nội dung khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi; uản lý công trình thủy lợi.

Tưới nước

Nội dung: giới thiệu chế độ tưới nước cho cây trồng; phương pháp tưới và kỹ thuật tưới; hệ thống điều tiết nước mặt ruộng; bố trí hệ thống kênh mương cùng với các công trình trong hệ thống tưới; tính toán các yếu tố thuỷ lực trong kênh hở; tính toán thiết kế hệ thống kênh tưới.

Tiêu nước

Nội dung: tập trung vào tiêu nước mặt ruộng cho cây trồng; tiêu nước cho khu dân cư đô thị; tính toán hệ số tiêu nước mặt ruộng cho lúa và hệ thống; qui hoạch và bố trí hệ thống tiêu nước mặt ruộng; thiết kế kênh tiêu; quản lý hệ thống tưới tiêu.

Quan hệ đất, nước, cây trồng

Nội dung: giới thiệu mối quan hệ đất nước: chu trình nước, quá trình thấm nước; nước trong đất và sự di chuyển nước trong đất: cấu trúc và thuộc tính của nước trong đất, các thông số biểu thị hàm lượng nước trong đất, sự di chuyển nước trong đất trong điều kiện bão hoà và không bão hoà; sự trao đổi nước của cây, mối quan hệ giữa bốc thoát hơi nước và năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng nước của cây, các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu hạn, nước và năng suất cây trồng.

Nước ngầm và quản lý nước ngầm

Nội dung: tập trung vào phương trình cơ bản nước ngầm; dòng chảy nước vào giếng; các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm; quá trình nhiễm mặn vùng đất ven biển và sự xâm nhập của nước mặn vào vùng nước ngọt; chất lượng nước và quản lý nguồn nước ngầm; công trình lấy nước ngầm.