Chương trình đào tạo Ngành Lâm học (Lâm sinh) bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Lâm học (Lâm sinh) bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           LÂM HỌC  (Silviculture)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về Lâm học; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Lâm học.

Mục tiêu cụ thể

– Có kiến thức cơ bản vững chắc, kiến thức về chuyên môn sâu về sinh lý thực vật và sinh thái rừng, cây rừng, đất rừng và động vật rừng.

 

 

– Có kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển bền vững tài nguyên rừng; điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học và phát triển lâm nghiệp.

– Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.

Chương trình đào tạo Ngành Lâm học (Lâm sinh) bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần  bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 8 Hoá phân tích
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 9 Sinh học đại cương
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 10 Sinh học phân tử
4 Giáo dục thể chất 11 Toán cao cấp
5 Giáo dục quốc phòng 12 Xác suất – Thống kê
6 Ngoại ngữ 13 Tin học đại cương
7 Hoá học
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Hoá sinh đại cương 5 Cây rừng
2 Thực vật học 6 Đo đạc
3 Sinh lý thực vật 7 Thổ nhưỡng I
4 Sinh thái rừng
Kiến thức ngành
1 Động vật rừng 5 Trồng rừng
2 Điều tra rừng 6 Khai thác lâm sản
3 Sản l­ượng rừng 7 Quy hoạch lâm nghiệp
4 Kỹ thuật lâm sinh

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Hoá sinh đại cương

Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein  nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

Thực vật học

Nội dung: tập trung vào hình thái và giải phẫu thực vật: mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng của thực vật, sinh sản của thực vật; phân loại thực vật: các phương pháp phân loại – đơn vị phân loại – cách gọi tên, phân loại giới thực vật,  phân loại các lớp thực vật.

Sinh lý thực vật

Nội dung: tập trung vào các khái niệm cơ bản và quá trình sinh lý tế bào và phân tử thực vật; dinh dưỡng khoáng, trao đổi nước, quang hợp, hô hấp và điều hoà hoóc môn; quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong mối quan hệ với môi trường.

Sinh thái rừng

Nội dung: giới thiệu khái niệm hệ sinh thái rừng, quan hệ giữa quần xã thực vật rừng và môi trường, cấu trúc rừng, tái sinh rừng, sinh trưởng và phát triển của rừng, diễn thế rừng, phân loại rừng; điều tra đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh, diễn thế rừng.

Cây rừng

Nội dung: tập trung vào thực vật rừng, các loài cây lâm nghiệp thuộc ngành thông, các loài cây lâm nghiệp thuộc ngành mộc lan.

Đo đạc

Nội dung: tập trung vào kỹ thuật đo đạc, sai số trong đo đạc, nguyên lý đo cao, đo dài, lưới khống chế; đo đạc và lập bản đồ lâm nghiệp, sử dụng bản đồ lâm nghiệp.

Thổ nhưỡng I

Nội dung:  giới thiệu khái niệm cơ bản về đất, quá trình hình thành đất; thành phần cơ giới và kết cấu đất; nước, không khí, nhiệt trong đất và các đặc tính vật lý khác của đất; keo đất và khả năng hấp phụ của đất; thành phần hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng trong đất; phản ứng của đất: độ chua, độ kiềm, tính đệm và phản ứng oxy hóa khử; một số nhóm đất chính của Việt Nam bao gồm đất bạc mầu, đất cát biển, đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất đồi núi.

Thực hành: đào và mô tả phẫu diện, xác định thành phần cơ giới theo phương pháp vê tay (cùng với quá trình đào và mô tả phẫu diện); phân tích độ chua pH KCl, pHnước; xác định tổng chất hữu cơ theo Walkley-Black.

Động vật rừng

Nội dung: giới thiệu tổng quan về động vật, phân loại động vật có xương sống, tài nguyên động vật rừng, các nhóm ếch, nhái, bò sát, chim, thú và bảo vệ động vật hoang dã (động vật rừng).

Điều tra rừng

Nội dung: tập trung vào kỹ thuật điều tra cây ngả, điều tra cây đứng; quy luật kết cấu lâm phần, xác định các nhân tố điều tra lâm phần, xác định tăng trưởng lâm phần; các phương pháp điều tra tài nguyên rừng, phân loại trạng thái rừng, kỹ thuật điều tra ô mẫu.

Sản lượng rừng

Nội dung: tập trung vào đặc điểm sinh trưởng cây rừng và lâm phần, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây rừng và lâm phần, phân cấp năng suất, các mô hình dự đoán sản lượng và mô hình sản lượng tối ưu, lập và sử dụng biểu sản lượng.

Kỹ thuật lâm sinh

Nội dung: tập trung vào các nguyên lý kỹ thuật lâm sinh, các phương thức lâm sinh, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng; thiết kế khai thác, thiết kế nuôi dưỡng rừng.

Trồng rừng

Nội dung: tập trung vào nguyên lý, kỹ thuật hạt giống cây rừng, kỹ thuật tạo cây con, nguyên tắc chọn loại cây trồng và kỹ thuật tạo rừng, kỹ thuật thâm canh rừng trồng một số loài cây lâm nghiệp chủ yếu; kỹ thuật vườn ươm, thiết kế trồng rừng, đánh giá kiểu kỹ thuật rừng trồng.

Khai thác lâm sản

Nội dung: Những khái niệm cơ bản về khai thác lâm sản, khai thác gỗ và các loại lâm sản khác (lâm sản ngoài gỗ), vận chuyển lâm sản, chế biến và sử dụng các loại lâm sản.

Quy hoạch lâm nghiệp

Nội dung: giới thiệu tổng quan về quy hoạch lâm nghiệp; cơ sở kinh tế của quy hoạch lâm nghiệp; tổ chức không gian và thời gian rừng; sử dụng bền vững tài nguyên rừng, điều chỉnh sản lượng rừng; nội dung và phương pháp quy hoạch lâm nghiệp; xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp.