Chương trình đào tạo Ngành Khuyến nông bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Khuyến nông bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           KHUYẾN NÔNG (Agricultural Extension)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ trình độ đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng về khuyến nông, có khả năng làm việc tại các thành phần kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội liên quan đến khuyến nông.

Mục tiêu cụ thể

Có kiến thức rộng về khoa học nông nghiệp, kinh doanh và quản lý nông nghiệp; có kỹ năng tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo và tập huấn, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình, mở rộng sản xuất-kinh doanh, tư vấn và cung cấp dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chương trình đào tạo Ngành Khuyến nông bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 7 Hoá học
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 8 Hoá phân tích
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 9 Sinh học đại cương
4 Giáo dục thể chất 10 Xác suất – Thống kê
5 Giáo dục quốc phòng 11 Tin học đại cương
6 Ngoại ngữ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Trồng trọt đại cương 5 Chính sách phát triển nông thôn
2 Chăn nuôi đại cương 6 Thống kê Kinh tế – Xã hội
3 Làm vườn đại cương 7 Đánh giá nông thôn
4 Phát triển cộng đồng
Kiến thức ngành
1 Phương pháp khuyến nông 5 Phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn
2 Phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi 6 Tổ chức công tác khuyến nông
3 Lập kế hoạch khuyến nông 7 Quản lý nông trại
4 Quản lý dự án phát triển

Nội dung các học phần  bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Trồng trọt đại cương

Nội dung: tập trung vào phương pháp chọn tạo, nhân giống sản xuất giống cây trồng; kỹ thuật trồng trọt các loại cây luơng thực, phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và sơ chế nông sản; kỹ thuật sản xuất và nguyên lý bảo quản chế biến các loại rau nhiệt đới và ôn đới; kỹ thuật trồng trọt cây ăn quả, thiết kế và quản lý vườn cây; phương pháp bảo quản, chế biến  hoa quả quan trọng trong vùng, các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;

Chăn nuôi đại cương

Nội dung: tập trung vào các phương pháp chọn lọc, nhân giống vật nuôi; chương trình giống và tổ chức công tác giống; nguồn gốc và đặc điểm của các giống lợn phổ biến, kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt; nguồn gốc và đặc điểm của các giống trâu bò phổ biến; kỹ thuật chăn nuôi trâu bò đực giống, trâu bò cái sinh sản, bê nghé, trâu bò sữa, thịt và cày kéo; guồn gốc và đặc điểm của các giống gia cầm phổ biến, bảo quản trứng giống và kỹ thuật ấp trứng gia cầm, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm.

Làm vườn đại cương

Nội dung: tập trung vào phương pháp chọn tạo giống cây rau, quả, hoa và cây cảnh; kỹ thuật chọn, tạo một số loại rau, quả, hoa và cây cảnh; kỹ thuật nhân giống hữu tính (gieo hạt ) và nhân giống vô tính: dâm cành, dâm rễ, tách cây, chiết, ghép và  cấy mô các loại rau hoa quả và cây cảnh; kỹ thuật thiết kế, xây dựng, canh tác và quản lý trong vườn ươm; một số nhóm hoa cây cảnh chính và hưóng sử dụng; kỹ thuật trồng hoa & cây cảnh.

Phát triển cộng đồng

Nội dung: môn học tập trung vào những vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng; tổ chức phát triển cộng đồng; sự tham gia và hợp tác trong phát triển cộng đồng với sự tham gia của người dân; giám sát và đánh giá trong quá trình phát triển cộng đồng.

Chính sách phát triển nông thôn

Nội dung: môn học tập trung vào xây dựng và phân tích chính sách phát triển nông thôn; chính sách phát triển kinh tế; chính sách xã hội; và chính sách tài nguyên môi trường.

Thống kê kinh tế-xã hội

Nội dung: trình bày khái niệm cơ bản trong thống kê kinh tế và xã hội học; điều tra chọn mẫu; thu thập, xử lý số liệu thống kê; tổng hợp và mô tả dữ liệu thống kê; và phân tích thống kê.

Đánh giá nông thôn

Nội dung: Một số vấn đề lý luận, khái niệm và phương pháp tiếp cận; các phương pháp và công cụ đánh giá nông thôn: đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), cùng nhau học hỏi và hành đông (PLA); tổ chức đánh giá nông thôn.

Phương pháp khuyến nông

Nội dung: đại cương về khuyến nông và phương pháp khuyến nông; các phương pháp nhóm; phương pháp thông tin đại chúng; phương pháp cá nhân thăm và tư vấn, thư, hướng dẫn, điện thoại).

Phương pháp đào tạo cho người lớn

Nội dung: Quá trình đào tạo cho người lớn; phát triển và thực hiện một chương trình đào tạo cho người lớn; các phương pháp giảng giải, thảo luận, động não, điển cứu, làm mẫu, tham quan, đóng vai và các trò chơi.

Lập kế hoạch khuyến nông

Nội dung: Những vấn đề cơ bản của lập kế hoạch khuyến nông; căn cứ và các nội dung lập kế hoạch khuyến nông; các bước cơ bản trong lập kế hoạch khuyến nông.

Quản lý dự án phát triển

Nội dung: giới thiệu bản chất, bối cảnh, đặc điểm và phương pháp tiếp cận của quản lý dự án phát triển, sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển; xây dựng dự án phát triển (lập kế hoạch dự án phát triển, tổ chức xây dựng dự án); thực hiện dự án (tổ chức quản lý, kế hoạch thực hiện; triển khai các hoạt động, giám sát và kiểm soát chất lượng, đầu vào và đầu ra của dự án, kết thúc dự án); đánh giá dự án phát triển (đánh giá khả thi và đánh giá kết thúc dự án).

Phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn

Nội dung: giới thiệu chung về đào tạo cán bộ tập huấn; lập kế hoạch một chương trình tập huấn; kỹ năng chuẩn bị bài giảng của cán bộ tập huấn khuyến nông; các kỹ năng giảng bài của cán bộ tập huấn; phương pháp giảng dạy bài giảng lý thuyết và thực hành cho nông dân.

Tổ chức công tác khuyến nông

Nội dung: trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác khuyến nông; các hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước và phi nhà nước; mối liên kết giữa các tổ chức tham gia vào khuyến nông.

Quản lý nông trại

Nội dung: giới thiệu tổng quan về quản lý nông trại vai trò, đặc điểm của quản lý nông trại;  đánh giá hiệu quả trong sản xuất nông trại; quản lý sản phẩm nông trại.