Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án – Dethithu.online giới thiệu đến các em học sinh cùng quý thầy cô tài liệu Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 – 2017. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Đã có đáp án chính xác cho từng câu hỏi. Mời các em tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 87; Ba = 137; K = 39; O = 16; Cr = 52; Br = 80; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Au = 197; N = 14.
Câu 1: Ion A3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d2. Cấu hình electron của nguyên tử A là
A. [Ar]3d5 B. [Ar]3d34s2 C. [Ar]3d44s2 D. [Ar]4s23d3
Câu 2: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 82, biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 4. Nguyên tố X thuộc loại
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố d. C. Nguyên tố p. D. Nguyên tố f.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Bảng tuần hoàn có 16 cột gồm: 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(2) Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
(3) Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
(4) Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron như nhau.
(5) Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một nhóm. Số phát biểu sai là
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion X3- là 53. Tỉ số giữa nơtron và electron trong ion trên là 18 : 19. Số khối của X là
A. 36. B. 35. C. 37. D. 34.
Câu 5: Clo có 2 đồng vị (35Cl; 37Cl) và oxi có 3 đồng vị (16O; 17O; 18O) thì số phân tử Cl2O tối đa được tạo thành là
A. 3. B. 6. C. 12. D. 9.
Câu 6: Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 164; số hạt không mang điện là 56. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 7. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong X là 10. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử X là
A. 8 B. 12 C. 6. D. 10
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 11,7 gam một kim loại nhóm IA vào 50 gam nước thu được dung dịch X và 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch X là
A. 27,45%. B. 27,36%. C. 27,23%. D. 27,22%.
Câu 8: Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p4. Phát biểu sai khi nói về X là:
A. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton.
B. Trong bảng tuần hoàn X thuộc chu kì 3.
C. Trong bảng tuần hoàn X thuộc nhóm IVA.
D. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6e.
Câu 9: Trong nguyên tử, lớp L và lớp N có số electron tối đa lần lượt là:
A. 2, 8. B. 8, 32. C. 8, 18. D. 18, 8.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có kí hiệu sau 3919R. Vậy R có đặc điểm:
A. R là một nguyên tố mở đầu chu kì 3.
B. R thuộc chu kì 4, nhóm IA, có 19 nơtron trong hạt nhân.
C. R là một kim loại kiềm.
D. R có tổng số electron trên lớp L và lớp N là 8.