Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu phi
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu phi – Dethithuvn.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu phi để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu phi
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu phi
Hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu phi
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. Quan sát hình 26.1:
– Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
– Xích đạo đi qua phần nào của châu lục?
– Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
Trả lời:
– Phía bắc châu Phi giáp Địa Trung Hải, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc giáp Biển Đỏ, ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuy-ê, phía đông nam giáp An Độ Dương.
– Đường Xích đạo đi qua giữa châu Phi (bồn địa Công-gô, hồ Vích-to-ri-a), chí tuyến Bắc đi qua gần giữa Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra), chí tuyến Nam đi qua gần giữa Nam Phi (hoang mạc Ca-la-ha-ri).
– Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến nên châu Phi gần như nằm hoàn toàn trong đới nóng.
Câu 2. Quan sát hĩnh 26.1:
– Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi.
– Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới.
Trả lời:
– Các dòng biển chảy ven bờ biển châu Phi:
+ Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích.
+ Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.
– Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương (nếu không có kênh đào, thì đường biển phải chạy vòng qua mũi Hảo Vọng và mũi Kim ở cực Nam châu Phi).