Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 61: Giun đốt
Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 61: Giun đốt – Dethithuvn.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập trang 61 SGK Sinh lớp 7: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh tham khảo.
Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 61: Giun đốt
Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 61: Giun đốt
A. Tóm tắt lý thuyết:
I – MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
Ngành Giun đốt, ngoài giun đất, còn gặp một số đại diện khác có cấu tạo tương tự, sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn.
II – ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Giun đốt thường có cơ quan di chuyển ở hai bên mỗi đốt được gọi là chi bên. Chi bên có nhiều tơ thích nghi bơi lội trong nước. Giun đốt phân bố ở các môi trường sống khác nhau như: nước mặn, nước ngọt, trong đất, trên cây (vắt), thích nghi với các lối sống khác nhau như: tự do, định cư, kí sinh, chui rúc trong đất ẩm… Do đó, một số cấu tạo cơ thể bị biến đổi đi như: chi hơn, tơ tiêu giảm, thần kinh giác quan kém phát triển. Nhưng các loài giun đốt vần giữ đầy đủ đặc điểm chung của ngành.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 61 Sinh học lớp 7:
Bài 1: (trang 61 SGK Sinh 7)
Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết.
Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)…
Bài 2: (trang 61 SGK Sinh 7)
Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.