Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi – Dethithuvn.online  xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

Hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi

  1. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát hình 23.2, nhận xét về s’ự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

Trả lời:

– Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:

+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 – 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 – 3.000m, tuyết ở trên 3.000m.

+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.

– Nguyên nhân:

+ Từ chân lên đỉnh có các vành đai, do càng lên cao càng lạnh.

+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, do ở sườn đón nắng có khí hậu ấm áp hơn.

  1. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 76 SGK địa lý 7: Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ?

Trả lời:

– Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao: các vành đai thực vật thay đổi giống như khi ta đi từ xích đạo về cực: rừng rậm nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.

– Sự thay đổi của thảm thực vật theo hướng sườn: độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi: tùy thuộc vào sườn đón nắng hay sườn khuất nắng, tùy thuộc vào sườn đón gió hay sườn khuất gió.

+ Ở những sườn đón nắng, các vành đai thực vật cao hơn ở sườn khuất nắng. + Ở những sườn đón gió, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi