Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương – Dethithuonline xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Hướng dẫn giải bài tập lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Câu hỏi 1, 2 trang 76 SGK Địa lý 6

Câu 1. Dựa vào bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới, hãy:

 

 

–     Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

–     Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Nam.

–     So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.

Trả lời:

Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Bắc xích đạo Đại Tây Dương xuất phát từ vùng phía nam của chí tuyến thuộc bờ Đông Đại Tây Dương chảy sang hướng tây rồi chảy theo bờ biển phía Đông Bắc nước Mĩ sang bờ Đông Đại Tây Dương tạo nên dòng Gơn-xtrim. Đây là dòng biển nóng.

+ Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương được hình thành khi dòng Gơn-xtrim tới gần bờ, tách thành một nhánh chảy ven bờ biển Bắc Âu rồi chảy lên Bắc Băng Dương.

+ Dòng biển lạnh La-bra-đo chảy từ phía bắc xuống, chạy ở bờ phía đông lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy từ vĩ tuyến 40°B xuống phía Tây Bắc châu Phi, hợp với dòng Bẳc xích đạo.

–     Có dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Nam xích đạo Đại Tây Dương từ bờ Đông Đại Tây Dương sang phía bờ Tây gặp bờ biển Bra-xin rồi chảy về phía nam thành hải lưu nóng Bra-xin.

+ Dòng lạnh Ben-ghê-la chảy từ các vĩ tuyến 50 – 55°N lên phía tây nam châu Phi.

–    Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Thái Bình Dương:

+ Dòng nóng Bắc xích đạo Thái Bình Dương chảy từ phía đông sang phía tây, tới gần bờ biển châu Á quặt về phía đông bắc thành dòng nóng Cư-rô-si-ô, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-foóc-ni-a chảy từ các vĩ tuyến khoảng 40°B về phía Xích đạo.

+ Dòng biển nóng A-la-xca chảy từ khoảng vĩ tuyến 40°B lên phía bắc.

+ Dòng biển lạnh Ôi-a-si-vô chảy từ phía Bắc Băng Dương theo hướng đông bắc – tây nam xuống vùng ôn đới.

–    Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Thái Binh:

+ Dòng biển Nam xích đạo Thái Bình Dương chảy từ đông sang tây về phía quần đảo In-đô-nê-xi-a thành dòng nóng Đông úc.

+ Dòng biển lạnh Pêru chảy từ phía nam lên phía Xích đạo.

–    Nhận xét chung:

+ Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ các vùng vĩ độ thấp (vùng nhiệt đới) chảy lên các vùng vĩ độ cao (ôn đới và hàn đới).

+ Một số dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về vùng ôn đới, một sổ khác từ vùng ôn đới chảy về phía Xích đạo.

Giải bài tập môn Địa Lý lớp 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương