Chương trình đào tạo Ngành Quản lý Giáo dục bậc Đại học
- Ngành đào tạo: QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Education managenment)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Học xong chương trình này người học chiếm lĩnh được các tri thức chung về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục; có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên hành chính giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực văn hóa giáo dục; chương trình góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền hành chính giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Mục tiêu cụ thể
Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.
Về kiến thức
Cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Bảo đảm kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục.
Về kỹ năng
Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lý giáo dục ở các cơ sở văn hóa – giáo dục, các tổ chức kinh tế – xã hội; có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục; phát triển kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
Chương trình đào tạo Ngành Quản lý Giáo dục bậc Đại học
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Triết học Mác – Lênin | 9 | Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 10 | Tin học |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 11 | Tâm lý học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 12 | Giáo dục học |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 13 | Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo |
6 | Ngoại ngữ | 14 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
7 | Giáo dục Thể chất | 15 | Logic học |
8 | Giáo dục Quốc phòng | ||
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
1 | Xác suất và thống kế trong giáo dục | 12 | Kế hoạch hóa phát triển giáo dục |
2 | Kinh tế học giáo dục | 13 | Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục |
3 | Xã hội học giáo dục | 14 | Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục |
4 | Điều khiển học và Lý thuyết hệ thống | 15 | Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục |
5 | Bảo đảm chất lượng trong giáo dục | 16 | Tổ chức và Quản lý cơ sở giáo dục – nhà trường |
6 | Lịch sử các tư tưởng giáo dục | 17 | Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong GD |
7 | Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục | 18 | Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục |
8 | Tâm lý học quản lý | 19 | Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường |
9 | Nhân cách và lao động của người cán bộ QLGD | 20 | Phát triển chương trình đào tạo |
10 | Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục | 21 | Lý luận dạy học hiện đại |
11 | Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục |
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Xác suất và thống kê trong giáo dục
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất, thống kê. Trên cơ sở đó hình thành được kỹ năng tính toán các chỉ số đánh giá trong các hoạt động giáo dục có liên quan tới xác suất, thống kê và vận dụng vào công tác quản lý giáo dục của bản thân.
Kinh tế học giáo dục
Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về Kinh tế học giáo dục; các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản như vấn đề chi phí lợi ích; tài chính đầu tư cho giáo dục…
Xã hội học giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về xã hội học, xã hội học giáo dục; một số nội dung cơ bản của xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục.
Điều khiển học và Lý thuyết hệ thống
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về điều khiển học và lý thuyết hệ thống, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của khoa học điều khiển và tiếp cận hệ thống; một số ứng dụng trong giáo dục và quản lý giáo dục.
Bảo đảm chất lượng trong giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về đo lường và đánh giá trong giáo dục theo hướng chuẩn hóa và các thành tố của bảo đảm chất lượng giáo dục như định chuẩn, kiểm định chất lượng, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng, quy trình cơ bản của các vấn đề nêu trên; giới thiệu một số phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục phổ biến đang được sử dụng hiện nay.
Lịch sử các tư tưởng Giáo dục
Học phần bao gồm: một số vấn đề về các tư tưởng giáo dục theo tiến trình lịch sử phát triển giáo dục và xã hội loài người, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; giới thiệu các tư tưởng giáo dục Nho giáo Trung Hoa và các tư tưởng giáo dục hiện đại.
Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục
Học phần bao gồm: những khái niệm chung về văn bản và vai trò của văn bản trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức giáo dục và đào tạo; các chức năng chủ yếu của văn bản và văn thư trong hoạt động hành chính nhà nước ở các cơ sở giáo dục và phân loại chúng; trình bày một số vấn đề cơ bản về kỹ thuật xây dựng văn bản và công tác quản lý văn bản nói chung và nghiệp vụ hành chính công sở nói riêng.
Tâm lý học quản lý
Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về Tâm lý học xã hội và Tâm lý học quản lý; các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; khả năng vận dụng vào quản lý giáo dục.
Nhân cách và lao động của người cán bộ quản lý GD
Học phần bao gồm: trình bày cấu trúc nhân cách của một người cán bộ quản lý giáo dục và tổ chức lao động khoa học của người quản lý; nội dung cơ bản của chuyên đề tập trung vào nội dung về cách thức tự tu dưỡng và quản lý bản thân của một người cán bộ quản lý giáo dục.
Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; cụ thể hóa một số cơ sở pháp lý.
Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về lý luận quản lý và quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các chức năng cơ bản của quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng; giới thiệu một số vấn đề về phương pháp quản lý và quản lý giáo dục.
Kế hoạch hóa phát triển giáo dục
Giúp người học hiểu và tiếp cận với các khái niệm về dự báo, về chiến lược phát trểin giáo dục nói riêng và kế hoạch hóa giáo dục nói chung, nắm được các đặc trưng của chiến lược giáo dục, các giải pháp phát triển giáo dục.
Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý giáo dục; các nội dung của hệ thông tin quản lý giáo dục và vai trò của chúng trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.
Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy QLGD
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và lịch sử phát triển của nó trong so sánh với một số hệ thống giáo dục của một số nước. Nội dung cơ bản của phần bộ máy quản lý giáo dục phải làm nổi bật cấu trúc phân tầng của bộ máy quản lý giáo dục của một nước và các quy định phân cấp, phân quyền trong quy định chức năng nhiệm vụ quản lý giáo dục của từng bộ phận cấu thành.
Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về kiểm tra và thanh tra trong giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của kiểm tra trường học và thanh tra chuyên ngành giáo dục, gồm nội dung, quy trình và các hình thức kiểm tra, thanh tra các mặt hoạt động cũng như các nội dung hoạt động cụ thể của một cơ sở giáo dục.
Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục – nhà trường
Học phần bao gồm: kiến thức cơ bản về Quản lý các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng trong một cơ sở giáo dục và đào tạo, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản về quá trình giáo dục và dạy học ở một cơ sở giáo dục và những vấn đề quản lý liên quan tới công tác tổ chức và quản lý các loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo.
Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong GD
Học phần bao gồm: kiến thức lý thuyết quản lý về Phát triển nguồn nhân lực và Quản lý nhân sự trong giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; nội dung chủ yếu của quản lý đội ngũ ở các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục
Học phần bao gồm: kiến thức về Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; giới thiệu một số vấn đề về đầu tư và quản lý tài chính giáo dục; xác định các yêu cầu cụ thể của việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục, thiết bị trong giáo dục và cách thức phát huy hiệu quả của chúng.
Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường
Học phần này trình bày nội dung cơ bản của quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò cũng như kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục của một nhà trường. Trọng tâm của học phần này chỉ ra cách thức quản lý nề nếp dạy học của một nhà trường.
Phát triển chương trình đào tạo
Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng về các loại chương trình giáo dục; giới thiệu một số vấn đề về tiếp cận cơ bản trong phát triển chương trình giáo dục, quy trình xây dựng và phát triển chương trình giáo dục và phân tích chương trình các bậc học, ngành học.
Lý luận dạy học hiện đại
Học phần bao gồm: kiến thức cơ bản, nền tảng và cập nhật của lý luận dạy học; những tiếp cận thời sự của lý luận dạy học nói chung và dạy học ở cấp học, bậc học cụ thể nói riêng; kỹ năng vận dụng các kiến thức của lý luận dạy học vào quá trình dạy học ở một nhà trường, đối với các môn học cụ thể trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.