Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Trắc địa bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Trắc địa bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ Surveying and Mapping Engineering)
  • Trình độ đào tạo:        ĐẠI HỌC
  • Thời gian đào tạo:       5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ. Những người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ có khả năng nghiên cứu, thiết kế, thi công trong lĩnh vực trắc địa, địa chính, bản đồ; có khả năng mở rộng và nâng cao kiến thức để học tiếp ở bậc sau đại học.

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Trắc địa bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Giáo dục đại cương
1 Triết học Mác-Lênin 9 Đại số
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 10 Giải tích 1
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 11 Giải tích 2
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 12 Vật lý 1
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 Vật lý 2
6 Ngoại ngữ cơ bản 14 Hoá học đại cương
7 Giáo dục thể chất 15 Tin học đại cương
8 Giáo dục quốc phòng
Kiến thức cơ sở ngành
16 Trắc địa cơ sở 22 Cơ sở viễn thám
17 Lý thuyết sai số 23 Cơ sở đo ảnh
18 Cơ sở bản đồ 24 Cơ sở trắc địa công trình
19 Vẽ địa hình 25 Địa chính đại cương
20 Hệ thông tin địa lý 26 Thực tập Trắc địa cơ sở
21 Trắc địa cao cấp đại cương
Thực tập và đồ án tốt nghiệp
27 Thực tập 28 Đồ án tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức cơ sở ngành)

Trắc địa cơ sở

 

 

– Những kiến thức cơ bản: đơn vị đo, hình dạng kích thước trái đất và các mặt quy chiếu tọa độ, hệ tọa độ trên mặt cầu và hệ độ cao, phép chiếu bản đồ và hệ tọa độ vuông góc phẳng, ảnh hưởng của độ cong trái đất đến các đại lượng đo, bản đồ địa hình, bình đồ và mặt cắt địa hình, chia mảnh, đánh số hiệu bản đồ địa hình, phương pháp biểu thị địa hình, địa vật trên bản đồ địa hình, xác định tọa độ vuông góc phẳng và độ cao;

– Máy kinh vỹ và đo góc: nguyên lý cấu tạo máy kinh vỹ, máy kinh vỹ quang học, máy kinh vỹ điện tử, kiểm nghiệm và điều chỉnh máy kinh vỹ, phương pháp đo góc bằng góc đứng và các nguồn sai số; Đo chiều dài: đo trực tiếp, đo gián tiếp; Đo cao: nguyên lý đo cao hình học và đo cao lượng giác, các loại sai số trong đo cao hình học độ chính xác trung bình; Lưới khống chế địa hình: lưới tam giác giải tích, lưới đường chuyền, lưới khống chế độ cao; Đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt.

Lý thuyết sai số

– Khái niệm chung, đặc điểm, quá trình phát triển, vai trò của lý thuyết sai số; Lý thuyết sai số đo: sai số, phân loại sai số, các đặc tính của sai số, tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác, hệ số tương quan, sai số trung phương hàm số, trọng số, đánh giá độ chính xác trị đo kép, nguyên tắc ảnh hưởng bằng nhau, bình sai trực tiếp, phân tích số liệu cơ sở thống kê toán học;

– Bình sai điều kiện và bình sai kết hợp: cơ sở bình sai điều kiện, các dạng phương trình điều kiện và các số hiệu chỉnh, giải hệ phương trình bằng phương pháp Gauss, đánh giá độ chính xác, phương pháp chia nhóm;

– Bình sai gián tiếp: cơ sở lý thuyết, các dạng phương trình số hiệu chỉnh, đánh giá độ chính xác của ẩn số; phương pháp cột phụ xác định ma trận trọng số đảo, phương pháp Ganzen, đánh giá độ chính xác của hàm số.

Cơ sở bản đồ

– Những khái niệm cơ bản về bản đồ và bản đồ học: các đặc tính cơ bản, nội dung, chức năng, phân loại, tính chất, vai trò của bản đồ;

– Cơ sở toán học của bản đồ: phép chiếu bản đồ, tỉ lệ bản đồ, các công thức cơ bản chung về biến dạng phép chiếu, phân loại phép chiếu;

– Ngôn ngữ bản đồ: ký hiệu bản đồ, màu sắc và ghi chú trên bản đồ;

– Tổng quát hoá bản đồ: các phương pháp tổng quát hóa bản đồ;

– Bản đồ địa hình: mục đích, cơ sở toán học, nội dung, ký hiệu, các phương pháp thành lập bản đồ địa hình; Bản đồ chuyên đề và tập bản đồ: định nghĩa, nội dung, phân loại; Công nghệ in bản đồ: nguyên tắc, chế bản in, máy in; Công nghệ đo đạc trên bản đồ địa hình: xác định tọa độ, đo độ dài và tính mật độ sông ngòi, đo độ cao, độ dốc, diện tích, thể tích, độ chính xác.

Vẽ địa hình

– Những khái niệm chung về vẽ địa hình; Kỹ thuật vẽ bằng một số dụng cụ;

– Màu sắc, chữ và số trên bản đồ: kỹ thuật tô nền màu, ý nghĩa, đặc điểm và phân loại chữ, số, nguyên tắc xây dựng chữ, sắp xếp tên và địa danh trên bản đồ;

– Hệ thống ký hiệu của bản đồ địa hình: ý nghĩa và phân loại, đặc điểm và yêu cầu, kỹ thuật vẽ các ký hiệu;

– Một số phần mềm ứng dụng trong vẽ địa hình: các phần mềm ứng dụng, cách sử dụng một số thanh công cụ để vẽ địa hình.

Hệ thông tin địa lý

– Những kiến thức tổng quan về hệ thông tin địa lý: hệ thông tin, khái niệm về hệ thông tin địa lý, các thành phần cơ bản trong hệ thông tin địa lý;

– Cơ sở dữ liệu trong hệ thông tin địa lý, mô hình dữ liệu không gian, mô hình dữ liệu thuộc tính, mô hình số độ cao và việc xây dựng cơ sở dữ liệu;

– Các phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính, phân tích phối hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, thuật toán phân tích mạng, phân tích bề mặt;

– Ứng dụng hệ thông tin địa lý: ứng dụng trong thành lập bản đồ chuyên đề, trong xây dựng hệ thông tin đất đai, trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trong hỗ trợ ra quyết định…

Trắc địa cao cấp đại cương

– Vai trò, nhiệm vụ, cấu trúc và nội dung của Trắc địa cao cấp;

– Khái niệm về trường và hình dạng trái đất: đặc trưng, mối liên hệ giữa trọng trường và hình dáng trái đất, các nguyên lý xác định hình dáng, kích thước trái đất;

– Ellipsoid trái đất: các loại ellipsoid trái đất, các yếu tố hình học, các hệ tọa độ, các bài toán cơ bản về ellipsoid trái đất, phép chiếu mặt ellipsoid lên mặt phẳng;

– Xây dựng hệ toạ độ quốc gia: lựa chọn định vị ellipsoid thực dụng, tính chuyển tọa độ giữa các hệ tọa độ, các hệ tọa độ dùng ở Việt Nam;

– Xây dựng các mạng lưới trắc địa cơ bản: mạng lưới tọa độ và độ cao quốc gia, đo thiên văn, mạng lưới trọng lực, mạng lưới quan trắc vệ tinh, xử lý số liệu đo.

Cơ sở viễn thám

– Những kiến thức tổng quan về viễn thám, viễn thám siêu cao tần, bộ cảm biến và vệ tinh viễn thám; Tổng quan về ảnh vệ tinh quang học, các phương pháp xử lý ảnh vệ tinh quang học;

– Thuật toán phân loại ảnh vệ tinh quang học; Ứng dụng viễn thám: thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thành lập và hiện chỉnh bản đồ.

Cơ sở đo ảnh

– Bản chất, nhiệm vụ, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp đo ảnh;

– Cơ sở chụp ảnh và chụp ảnh hàng không: máy chụp ảnh và các thiết bị kỹ thuật phụ trợ, vật liệu chụp ảnh, quá trình xử lý hóa ảnh, quá trình chụp ảnh hàng không và các yêu cầu kỹ thuật bay chụp;

– Cơ sở toán học của đo ảnh và tính chất hình học của ảnh hàng không: các yếu tố hình học và nguyên tố định hướng của ảnh đo, các hệ tọa độ, chuyển đổi các hệ tọa độ không gian, các công thức về quan hệ tọa độ trong đo ảnh, tỷ lệ và sự biến dạng hình học và ảnh hưởng của các sai số hệ thống với điểm ảnh trên ảnh hàng không;

– Cơ sở đo ảnh lập thể: nguyên lý nhìn lập thể, đo ảnh lập thể, xây dựng mô hình lập thể, định hướng tương đối và tuyệt đối mô hình lập thể;

– Công nghệ thành lập bản đồ bằng phương pháp đo ảnh: thành lập bản đồ bằng phương pháp đo ảnh đơn và đo ảnh lập thể;

– Công tác khống chế trong đo ảnh: công tác ngoại nghiệp, phương pháp bình sai khối lưới tam giác ảnh không gian, độ chính xác lưới tam giác ảnh không gian;

– Đoán đọc và điều vẽ ảnh hàng không: cơ sở, phương pháp của đoán đọc và điều vẽ ảnh hàng không, sử dụng để thành lập bản đồ địa hình.

Cơ sở trắc địa công trình

– Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trắc địa công trình;

– Lưới khống chế mặt bằng trắc địa công trình: đặc điểm, lựa chọn hệ quy chiếu, độ chính xác và số bậc phát triển, các phương pháp xây dựng lưới khống chế, đặc điểm đo góc và đo khoảng cách trong lưới, ước tính độ chính xác;

– Lưới khống chế độ cao trắc địa công trình: đặc điểm, các phương pháp đo độ cao, ước tính độ chính xác, tính toán bình sai lưới độ cao;

– Đo vẽ bản đồ địa hình-công trình tỉ lệ lớn: đặc điểm, độ chính xác đo trên bản đồ, quy trình đo vẽ bản đồ, đo vẽ đường ống dây dẫn ngầm, bản đồ số địa hình, mô hình số độ cao;

– Bố trí công trình: nguyên tắc, tiêu chuẩn độ chính xác bố trí công trình, bố trí các yếu tố cơ bản, phương pháp bố trí trục công trình, phương pháp bố trí chi tiết, quy trình thực hiện bố trí công trình;

– Quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình: yêu cầu độ chính xác và chu kỳ quan trắc, quan trắc bằng phương pháp trắc địa, quan trắc độ lún, quan trắc chuyển dịch ngang.

Địa chính đại cương

– Các khái niệm cơ bản: địa chính, lịch sử địa chính, đối tượng quản lý của địa chính, các hệ thống địa chính nước ngoài, địa chính Việt Nam;

– Chức năng của địa chính: chức năng kỹ thuật, chức năng tư liệu, chức năng pháp lý, chức năng thuế và chức năng quy hoạch; Nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống địa chính Việt Nam; Phân loại sử dụng đất;

– Bản đồ địa chính: nội dung bản đồ địa chính, phép chiếu và hệ tọa độ, hệ thống tỷ lệ, phương pháp chia mảnh bản đồ, yêu cầu độ chính xác bản đồ địa chính, khái quát quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính, ứng dụng bản đồ địa chính;

– Đăng ký thống kê đất; Quản lý thông tin đất đai-bất động sản: nội dung thông tin đất đai-bất động sản, hệ thống thông tin đất đai, các công nghệ ứng dụng trong quản lý thông tin đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai, khai thác hệ thống thông tin đất đai.

Thực tập Trắc địa cơ sở

– Đo các đại lượng cơ bản trong trắc địa: nhận và kiểm tra chất lượng, tập thao tác, kiểm nghiệm điều chỉnh thiết bị đo; Thành lập lưới khống chế trắc địa: khảo sát, chọn điểm, chôn mốc lưới khống chế tọa độ và lưới khống chế đo vẽ, đo nối lưới cấp hai với lưới khống chế nhà nước, đo các đại lượng trong lưới khống chế tọa độ mặt bằng bao gồm góc bằng, chiều dài cạnh, góc đứng, đo chênh cao giữa các mốc của lưới khống chế, tăng dày điểm khống chế bằng phương pháp giao hội, xử lý số liệu đo; Đo vẽ bản đồ và mặt cắt địa hình: đo vẽ bản đồ địa hình, đo vẽ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang địa hình, kiểm tra nghiệm thu và đánh giá kết quả thực tập môn học.