Tìm hiểu ngành Sinh học là gì ?

Tìm hiểu ngành Sinh học là gì ?

Tìm hiểu ngành Sinh học là gì ? – Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống, và logos là môn học). Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Tìm hiểu ngành Sinh học là gì ?

Tìm hiểu ngành Sinh học là gì ?

Sự ra đời của Sinh học bắt đầu từ thế kỉ 19, khi các nhà khoa học tìm thấy được các đặc điểm chung cơ bản giữa các loài. Ngày nay, sinh học trở thành một môn học chuẩn và bắt buộc tại các trường học và Đại học trên khắp thế giới, và rất nhiều bài báo được công bố hằng năm ở trên khắp các tạp chí chuyên ngành về y và sinh

Sinh học ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu lớn, phức tạp bao gồm nhiều chuyên ngành hẹp. 4 nhóm ngành chính trong Sinh học là:

– Các ngành nghiên cứu cấu trúc cơ bản của hệ thống sống: như tế bào, gene v.v.;
– Nhóm ngành nghiên cứu sự vận hành, hoạt động của các cấu trúc này ở cấp độ mô, cơ quan (organ) và cơ thể (body);
– Nhóm quan tâm đến sinh vật và lịch sử phát triển của các sinh vật;
– Nhóm ngành xem xét các mối quan hệ, tương tác giữa các hệ thống sống.

 

 

Tuy nhiên, các ranh giới và phân chia chuyên ngành trên chỉ có tính ước lệ. Trong thực tế, các ranh giới này là không rõ ràng và thường xuyên có sự vay mượn về kỹ thuật, thuật ngữ, nguyên lý chung giữa các chuyên ngành.

Ngành Sinh học được giảng dạy trong các trường đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, các phương pháp nghiên cứu, những kiến thức cơ bản về sinh học, nguyên lý cơ bản và các quá trình sinh học ở mức độ khác nhau của khoa học sự sống (phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã); mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường ngoài; những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành. Ngành này gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, di truyền học, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa.

Một số trường đào tạo ngành sinh học như: Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm 2, ĐH Cần Thơ…

Cơ hội việc làm:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào trong và ngoài nước; làm việc tại viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, các bệnh viện, khu công nghiệp tập trung, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức sinh học.

Sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy sinh học ở trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông; nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật, sinh học thực nghiệm, công nghệ sinh học ở các cơ quan nghiên cứu; làm việc ở các cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan đến sinh học và môi trường.