Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa trường THPT Chuyên Biên Hòa
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa trường THPT Chuyên Biên Hòa – Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia hữu ích, giúp các bạn học sinh luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa trường THPT Chuyên Biên Hòa
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 4 trang, 50 câu) |
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài 90 phút Mã đề 112 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố.
Fe = 56; Cu = 64; S = 32; O = 16; K = 39; Cl = 35,5; Na = 23; P = 31; H = 1; Br = 80; C= 12;
Zn = 65; P = 31; N = 14; Ca = 40; Si = 28;
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng:
C6H12O6 → X → Y → T → + CHCOOH → C6H10O4
Nhận xét nào về các chất X, Y và T trong sơ đồ trên là đúng?
A. Chất X không tan trong H2O.
B. Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.
C. Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2
D. Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
Câu 2: Cho hỗn hợp Q (0,6 mol Fe; 0,2 mol Mg) vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4(l) thu được dung dịch X. Cho tiếp vào dung dịch X 0,15 mol HNO3 và 0,05 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa tạo ra có giá trị là:(biết các phản ứng hoàn toàn).
A. 172,3gam B. 184gam C. 246,4gam D. 280,4gam.
Câu 3: Có các nhận xét sau về C và hợp chất của nó:
1; Ở nhiệt độ cao C có thể phản ứng được với CaO, Fe2O3.
2; Ở nhiệt độ cao cả khí CO, NH3 và H2 đều có thể khử CuO về Cu.
3; Có thể thu được khí CO2 bằng cách nung hỗn hợp gồm C6H12O6 và CuO ở nhiệt độ cao.
4; Dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm có môi trường bazơ.
5; BaCO3 có thể hòa tan được vào dung dịch HNO3, dung dịch KOH và dung dịch C2H5OH.
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Có các thí nghiệm sau:
1; Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
2; Cho anilin vào dung dịch Br2
3; Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2
4; Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3
5; Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng, tạo kết tủa là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: X, Y là hai hợp chất hữu cơ cùng chức. Chất X tan tốt trong H2O, chất Y phản ứng với dung dịch KMnO4(loãng, lạnh) thu được ancol (E). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và x gam dung dịch Q. Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và y gam dung dịch P.
Giá trị tương ứng của x và y là:
A. 188,3 và 201,4 B. 193,2 và 201,4 C. 193,2 và 198,9 D. 188,3 và 198,9
Câu 6: Cho một hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn; 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng, dư , thu được a gam kết tủa (a > 0). Giá trị của a là:
A. 18 B. 9 C. 13,5 D. 22,3
Câu 7: Có thể có bao nhiêu hexapeptit mà trong phân tử chứa 3 mắt xích alanin, 2 mắt xích glyxin và 1 mắt xích valin, có đầu N là alanin và đuôi C là valin?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 8: Hai chất nào sau phản ứng với dung dịch HCl đặc thu được khí Cl2?
A. MnO2; CuO B. MnO2; CaOCl2 C. HNO3; MnO2 D. Fe2O3; PbO2
Câu 9: Cho khí CO lấy dư đi qua một ống chứa (0,4 mol Fe3O4; 0,2 mol Al2O3; 0,3 mol K2O; 0,4 mol CuO) nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam chất rắn trong ống. Giá trị của x là:
A. 141,4 B. 154,6 C. 166,2 D. 173,1
Câu 10: Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
(Còn tiếp trong tài liệu)