Phương pháp học Ngữ văn và kĩ năng viết bài văn nghị luận
Ngữ văn là bộ môn quan trọng, bắt buộc trong kì thi THPT Quốc gia 2016. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa tìm ra phương pháp học hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn trong khi viết bài văn nghị luận. dethithu.online xin giới thiệu tới các phương pháp học tốt môn Văn và kĩ năng viết bài văn nghị luận, nhằm chia sẻ những bí quyết giúp bạn luyện thi đại học môn Văn hiệu quả.
Phương pháp học Ngữ văn và kĩ năng viết bài văn nghị luận
Phương pháp học Ngữ văn và kĩ năng viết bài văn nghị luận
A/ Mục tiêu học tập?
Xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, từng cuộc thi.
B/ Học những gì?
- Chương trình thi tập trung chủ yếu vào lớp 12.
- VB đọc hiểu là các văn bản ngoài chương trình
- Những VB đọc thêm cũng nên xem qua để có thêm kiến thức, dẫn chứng liên hệ mở rộng cho bài viết của mình.
- Có kiến thức về tác giả, tp, kiến thức VHS, lí luận VH, Tiếng Việt.
I. VỀ VĂN HỌC SỬ:
1. Tổng quan về một nền văn học:
- Các thành phần (bộ phận) và các giai đoạn phát triển của nền VH
- Những thành tựu lớn (nội dung, nghệ thuật) của nền VH
- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
2. Khái quát một thời kì văn học:
- Mốc thời gian, đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng.
- Các bộ phận, giai đoạn phát triển của thời kì VH đó.
- Đặc điểm phát triển của VH
- Những thành tựu về nội dung, nghệ thuật
3. Khát quát về một khuynh hướng (trào lưu) văn học:
- Khái niệm và cơ sở hình thành khuynh hướng (trào lưu) VH
- Đặc trưng thi pháp của khuynh hướng (trào lưu) đó
- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Tác gia VH (Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu)
- Tiểu sử, con người và cuộc đời -> Ảnh hưởng tới thơ văn?
- Sự nghiệp sáng tác: các tác phẩm chính, giá trị nội dung, thể loại sở trường.
- Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật.
- Vị trí văn học sử.
II. VỀ MỘT VĂN BẢN VĂN HỌC:
- Thuộc văn bản
- Thơ: học thuộc lòng
- Truyện, kí…: biết tóm tắt, nắm được cốt truyện và các chi tiết đặc sắc, tiêu biểu; thuộc lòng những câu, đoạn văn hay, quan trọng.
- Kịch: thuộc cốt truyện, nắm được đặc điểm các nhân vật và các chi tiết quan trọng.
- Để phân tích văn bản:
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác?
- Thể loại, đặc trưng thể loại?
- Ý nghĩa nhan đề? Lời đề từ? (nếu có)
- Kết cấu của văn bản?
- Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung, nghệ thuật?
- Tích lũy có hệ thống các nhận định về tác phẩm.Vị trí, vai trò, đóng góp của tác phẩm đối với sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói riêng và với nền VH, giai đoạn VH, trào lưu VH nói chung?
- Đặt văn bản trong hệ thống những văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng khuynh hướng, thể loại,… ra đời cùng thời và ở các thời kì khác nhau, thuộc các nền VH khác nhau để hình tư duy so sánh, chỉ ra cái riêng của tác phẩm đó.
III. LÍ LUẬN VĂN HỌC:
- Đặc trưng, chức năng, vai trò, tác dụng của VH.
- Các thể loại văn học và đặc trưng của nó.
- Nhà văn và quá trình sáng tạo.
- Tiếp nhận văn học
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn.
C/ Học như thế nào để có hiệu quả cao?
1/ Chăm chỉ:
- Chăm học, đọc, viết, thuộc lòng
- Đọc: đọc lướt nắm nội dung chính? Đọc lần 2 có định hướng, về 1 vấn đề nào đó để tìm các chi tiết biểu hiện? Đọc lần 3 để thuộc.
2/ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
3/ Ghi chép bài:
- Chú ý nghe giảng
- Chia vở 2 cột: ý chính, phần mở rộng.
- Sạch, đẹp.
4/ Học theo sơ đồ tư duy:
- Tìm từ khóa?
- Tác dụng: ghi nhớ hình ảnh sẽ nhanh hơn nhớ câu chữ; có cái nhìn toàn diện về vấn đề, thấy mối liên hệ giữa các phần/ khía cạnh của vấn đề; đi sâu vào vấn đề nhỏ hơn.
5/ Hình thành tư duy so sánh:
6/ Tìm ra công thức chung cho từng dạng bài:
- Nghị luận XH: 1 vấn đề, hiện tượng XH/ 1 tư tưởng đạo lí, lối sống/ 1 vấn đề đặt ra trong tp 1 văn bản cho sẵn.
- NLVH: phân tích tp/ đoạn trích/ hình tượng NT/ nhân vật/ tình huống truyện/ NT của tp/ so sánh…
7/ Tài liệu tham khảo:
- Sách nghiên cứu: Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn.
- Văn mẫu
D/ NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ VIẾT MỘT BÀI HAY:
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định yêu cầu của đề:
- Vấn đề cần nghị luận? Vấn đề đó được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?
- Thao tác nghị luận cần vận dụng? (chứng minh, giải thích, bình luận, thuyết minh,…) Xác định thao tác chính và các thao tác bổ sung?
- Phạm vi yêu cầu của đề? (1 hay nhiều tác phẩm? 1 đoạn, 1 khía cạnh của tác phẩm?…)
- Xác định các loại kiến thức cần vận dụng? (Về lí luận VH, về tác giả, tác phẩm, kiến thức xã hội, kinh nghiệm sống…)
2. Lập dàn ý: 10 phút
- Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng cần trình bày.
- Xác định trọng tâm bài, đâu là ý chính, ý phụ để bài viết có điểm nhấn, lướt, tránh lan man, dàn trải, không có trọng tâm.
- Tổ chức, sắp xếp các ý: chính trước phụ sau hoặc phụ trước chính sau.
3. Viết bài:
- Mở bài và kết bài:
- Diễn đạt ngắn gọn, nội dung chính xác, lời văn hấp dẫn
- Mở bài và kết bài phải hô ứng với nhau. MB đặt vấn đề, KB khẳng định, mở rộng, nâng cao vấn đề.
- Có thể mở bài trực tiếp, gián tiếp: đề tài, chủ đề, 1 nhận định,… nhưng ko quá dài dòng, lan man, xa đề,…
- Thân bài:
- Nhiệm vụ: giải quyết vấn đề đã nêu ra ở mở bài bằng các luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, cụ thể, logic, chặt chẽ, phù hợp.
- Triển khai nội dung từ khái quát đến cụ thể.
- Có thể viết đoạn văn theo các kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành,… [tốt nhất là viết đoạn diễn dịch] Bố cục rõ ràng, mạch lạc, tách câu, tách đoạn hợp lý.
- Biết cách chuyển ý, chuyển đoạn, liên kết đoạn văn.
- Để viết được câu văn hay cần phải viết đúng ngữ pháp, có sự liên tưởng, so sánh hoặc sử dụng kiểu câu tu từ…
- Tích lũy vốn từ theo trường nghĩa (đồng nghĩa/ trái nghĩa); liên hệ các nhận định của các tác giả, các nhà phê bình cho bài văn thêm sinh động, thuyết phục.
4. Sửa bài:
- Sau khi viết phải đọc rà soát lỗi và sửa lỗi, hoàn thiện bài.
- Những lỗi thường gặp: lan man, xa đề, diễn đạt lủng củng, thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn, thiếu dẫn chứng thuyết phục, xáo rỗng, “tán văn”.