Bài tập phần cơ học vật rắn trong môn toán
Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn tổng hợp các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập về cơ học vật rắn. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn tập kiến thức Vật lý hiệu quả nhằm ôn thi học sinh giỏi môn Vật lý THPT, ôn thi tốt nghiệp, luyện thi đại học môn Vật lý hiệu quả. Chúc các bạn học tốt.
Bài tập phần cơ học vật rắn trong môn toán
Dạng 1: Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
1. Chuyển động quay đều: γ = 0 => ω = const
Trong các bài toán này, thông thường ta chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát (t = 0).
Góc quay: φ = φo + ωt
2. Chuyển động quay biến đổi đều: γ = const (γ là gia tốc góc của vật rắn chuyển động quay)
+ Biểu thức tính gia tốc: γ = (ω – ωo)/t
+ Tốc độ góc tức thời: ω = ωo + 1/2 γt: Vận tốc góc biến đổi theo hàm bậc nhất đối với thời gian t.
+ Góc quay: φ = φo + ωot + 1/2γt2 => α = φ – φo = ωot + 1/2γt2 là góc quay được trong thời gian t.
Trong đó: φo, ωo là toạ độ góc, tốc độ góc tại thời điểm ban đầu (t = 0).
* Liên hệ giữa vận tốc góc, gia tốc góc và góc quay: ω2 – ωo2 = 2γ(φ – φo) => α = φ – φo = (ω2 – ωo2)/2γ
Lưu ý:
- Trong chuyển động nhanh dần: ωγ > 0 và trong chuyển động chậm dần ωγ < 0
- Liên hệ giữa vận tốc dài, vận tốc góc và bán kính quỹ đạo: v = ωr
- Liên hệ giữa gia tốc hướng tâm và vận tốc dài: aht = an = v2/r = ω2r.
- Trong chuyển động quay biến đổi đều, gia tốc của vật rắn bao gồm hai thành phần, thành phần tiếp tuyến và thành phần pháp tuyến:
Xem tiếp trong tài liệu