Giải bài tập môn Vật Lý lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong
Hướng dẫn giải bài tập lớp 12 Bài 31: Hiện tượng quang điện trong
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Chất quang điện là chất bán dẫn có tính dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng ánh sáng thích hợp.
- Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng các êlectron liên kết được ánh sáng giải phóng để trở thành các êlectron dẫn.
- Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài mêgaôm khi không được ánh sáng chiếu cuống vài chục ôm khi đượ chiếu sáng thích hợp.
- Pin quang điện (còn gọi là pin mặt trời) là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Bài 1. Chất quang dẫn là gì?
Chất quang dẫn là chất bán dẫn có tính dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp
Bài 2. Hiện tượng quang điện trong là gì? Giải thích tính quang dẫn của một chất.
– Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng các electron liên kết được ánh sáng giải phóng để trở thành các electron dẫn.
Một số chất bán dẫn như: Ge, Si, PbS,…
Bài 3. Pin quang điện gồm hai lớp bán dẫn tiếp xúc nhau: một bán dẫn loại p (gồm đa số là lỗ trống mang điện tích dương) và một lớp bán dẫn n (gồm đa số là electrôn dẫn mang điện tích âm).
- Giữa lớp p và lớp n hình thành một lớp đặc biệt gọi là lớp chặn, có tác dụng ngăn không cho electrôn di chuyển từ lớp bán dẫn n sang lớp bán dẫn p.
- Khi chiếu ánh sáng vào bề mặt lớp p thì trong lớp này xuất hiện rất nhiều các electrôn dẫn. Chúng ngay lập tức khuếch tán sang lớp n khiến lớp bán dẫn p trở nên nhiễm điện dương còn lớp n thừa electrôn trở nên nhiễm điện âm.
- Ở phía trên lớp p có một lớp kim loại mỏng (vừa cho phép ánh sáng đi qua, vừa có tác dụng dẫn điện) nối với một điện cực. Điện cực này là điện cực dương.
- Ở phía dưới lớp n là một đế bằng kim loại đóng vai trò của điện cực âm.
- Nối hai điện cực của pin quang điện với một mạch ngoài thì trong mạch ngoài có dòng điện một chiều chạy từ cực dương sang cực âm
Bài 4. Hãy ghép nửa câu ở phần trên với nửa câu ở phần dưới để thành một câu có nội dung đúng.
- pin hóa học…
- Pin nhiệt điện…
- Pin quang điện….
- a) … hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
- b) … hoạt động dựa vào sự hình thành các hiệu điện thế điện hóa ở hai điện cực.
- c) … hoạt động dựa vào sự hình thành hiệu điện thế khi các êlectron tự do khuếch tán từ đầu nóng sàn đầu lạnh của một dây kim loại.
Hướng dẫn.
A – b;
B – c;
C – a.
Bài 5. Điện trở của một quang điện trở có đặc điểm nào dưới đây?
- Có giá trị rất lớn.
- Có giá trị rất nhỏ.
- Có giá trị không đổi.
- Có giá trị thay đổi được.
Hướng dẫn.