Giải bài tập Đại Số và Giải Tích lớp 11 Chương 2 Bài 4: Phép thử và biến cố
Giải bài tập Đại Số và Giải Tích lớp 11 Chương 2 Bài 4: Phép thử và biến cố – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập Đại Số và Giải Tích lớp 11 Chương 2 Bài 4: Phép thử và biến cố để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập Đại Số và Giải Tích lớp 11 Chương 2 Bài 4: Phép thử và biến cố
Giải bài tập Đại Số và Giải Tích lớp 11 Chương 2 Bài 4: Phép thử và biến cố
Hướng dẫn giải bài tập lớp 11 Bài 3: Nhị thức Niu – Tơn
Bài 1. (Hướng dẫn giải trang 63 SGK Giải tích 12 cơ bản)
- Gieo một đồng tiền ba lần:
- a) Mô tả không gian mẫu.
- b) Xác định các biến cố:
A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”;
B: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần”;
C: “Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần”.
Hướng dẫn giải:
- Phép thử T được xét là: “Gieo một đồng tiền ba lần”. Có thể liệt kê các phần tử của không gian mẫu của phép thử T nhờ sơ đồ cây sau đây:
Không gian (KG) mẫu:
Do đó Ω = {SSS, SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN}.
- A = {SSS, SSN, SNS, SNN},
B = {SNN, NSN, NNS},
C = {SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN} = Ω {SSS}.
Bài 2. (Hướng dẫn giải trang 58 SGK Giải tích 12 cơ bản)
Gieo một con súc sắc hai lần.
- a) Mô tả không gian mẫu.
- b) Phát biểu các biến cố sau dười dạng mệnh đề:
A = {(6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (6, 6)};
B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)};
C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.
Hướng dẫn giải:
Phép thử T được xét là: “Gieo một con súc sắc hai lần”.
- a) Các phần tử của không gian mẫu của phép thử T được liệt kê trong bảng sau đây.
Trong bảng này, cột I là các mặt i chấm có thể xảy ra ở lần gieo thứ nhất, i =
Dòng II (dòng trên cùng) là các mặt j chấm có thể xảy ra ở lần gieo thứ 2, j =
Mỗi ô (i, j) (giao của dòng i và cột j, 1 ≤ i, j ≤ 6) biểu thị một kết quả có thể có của phép thử T là: lần gieo thứ nhất ra mặt i chấm, lần gieo thứ 2 ra mặt j chấm.
Không gian mẫu:
Ta còn có thể mô tả không gian mẫu dưới dạng như sau:
Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6},
ở đó (i, j) là kết quả: ” Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”.
Không gian mẫu có 36 phần tử.
- b) A = “Lần gieo đầu được mặt 6 chấm”;
B = “Tổng số chấm trong hai lần gieo là 8”;
C = “Kết quả ở hai lần gieo là như nhau”.
Bài 3. (Hướng dẫn giải trang 58 SGK Giải tích 12 cơ bản)
Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ.
- a) Mô tả không gian mẫu.
- b) Xác định các biến cố sau.