Giải bài tập môn Hóa Học lớp 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
Giải bài tập môn Hóa Học lớp 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Hóa Học lớp 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Hóa Học lớp 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
Giải bài tập môn Hóa Học lớp 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử
KIẾN THỨC CƠ BẢN
I- THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
Từ các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
- Hạt nhân nguyên tử
Mọi nguyên tử đều câu tạo từ ba loại hạt : proton, nơtron và electron.
+ Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton mang điện dương (1+) và nơtron không mang điện, hai loại hạt này có khối lượng gần bằng nhau và xấp xỉ bằng 1u (u còn được gọi là đvC).
+ Hầu hêt khôi lượng nguyên tử đầu tập trung ở nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.
- Lớp vỏ electron của nguyên tử
– Lớp vỏ của nguyên tử gồm các electron mang điện âm, chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.
– Vì nguyên tử trung hòa về điện, nên trong bất kì nguyên tử nào số hạt electron cũng bằng sô’ hạt proton.
Số p = số e
– Trong nguyên tử các electron được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài.
– Lớp và phân lớp electron.
- Sự phân bố electron trong nguyên tử
- a) Năng lượng của electron trong nguyên tử
– Mức năng lượng obitan nguyên tử
+ Trong nguyên tử, các electron trên mỗi obitan có một mức năng lượng xác định, mức năng lượng này là mức năng .lượng obitan (mức năng lượng AO).
+ Các electron trên các obitan khác nhau của cùng, một phân lớp có năng lượng như nhau.
– Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
Mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất và của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.
Mức năng lượng của các phân lớp tăng theo thứ tự sau : ls 2s 2p3s 3p4s 3d4p5s 4d5p6s …
Trong nguyên tử, các electron lần lượt chiếm các obitan, có mức năng lượng từ thấp đến cao, phải đầy mức năng lượng thấp, mới tiếp vào các mức năng lượng cao. Đầy mức s là 2e, đầy mức p là 6e, đầy mức d là 10e, đầy mức f là 14e.