Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 38: Địa lí các ngành công nghiệp
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 38: Địa lí các ngành công nghiệp – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 38: Địa lí các ngành công nghiệp để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 38: Địa lí các ngành công nghiệp
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 10 Bài 38: Địa lí các ngành công nghiệp
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 38: Địa lí các ngành công nghiệp
- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 125 SGK địa lý 10: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng luợng thế giới thời kì 1940 – 2000. Giải thích.
Trả lời
Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới thời kì 1940 – 2000 có sự thay đổi:
– Nguồn năng lượng truyền thống (cũi, gỗ): Giảm tỉ trọng từ 14% xuống còn 5%. Đây là một xu hướng tích cực vì nguồn tài nguyên rừng vô cùng qúi giá, có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế – xã hội và môi trường.
– Than đá: Tỉ trọng giảm từ 57%, đứng vị trí số một trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, xuống còn 20%. Điều này là do vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng than và nhất là có nhiều nguồn năng lượng mới có hiệu quả hơn thay thế, đặc biệt là sự xuất hiện và phổ biến cùa dầu mỏ.
– Dầu khí: Tỉ trọng tăng nhanh, từ 26% tăng lên 54% vượt than đá và giữ vị trí số một trong cơ cấu sử dụng năng lượng. Do dầu mỏ là nguồn nhiên liệu quí và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra hàng loạt sàn phẩm khác nhau; sự phát triển mạnh mẽ cùa giao thông vận tải, công nghiệp hóa chât, nhât là hóa dầu; nhu cầu năng lượng tiêu dùng ngày một tăng… đẩy nhanh việc sử dụng dầu mỏ.
– Năng lượng nguyên từ và thủy điện đang tăng tỉ trọng, từ 3% lên 14%. Do đây là những nguồn năng lượng sạch, mang lại hiệu suất cao. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, gây ra những thay đôi vê môi trường sinh thái…; việc phát triển năng lượng nguyên tử còn gây ra những lo ngại vê các sự cố rò ri hạt nhân.
– Năng lượng mới: Như năng lượng Mặt Trời, giỏ, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối… năm 1940 chưa xuất hiện thì đến năm 2000 đã chiếm 7% trong cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới. Do đây là nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo; những báo động về sự cạn kiệt năng lượng hóa thạch trong tương lai và ô nhiễm môi trường trong việc sử dụng chúng; tiến bộ về khoa học – kĩ thuật; nhu cầu tiêu dùng năng lượng trong sản xuất và đời sống ngày càng cao… thúc đẩy con người tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới.