Nội dung ôn tập thi học kỳ I lớp 10 môn GDCD
Nội dung ôn tập thi học kỳ I lớp 10 môn GDCD – Dethithu.online giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 khái quát các nội dung cơ bản cần ghi nhớ, giúp các em chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới đạt kết quả cao nhất. Chúc các em học tập tốt. Mời các em tham khảo.
Nội dung ôn tập thi học kỳ I lớp 10 môn GDCD
Nội dung ôn tập thi học kỳ I lớp 10 môn GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI GDCD 10
Câu 1: Khái niệm: Chất – lượng của SVHT. Cho VD minh họa. Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như thế nào?
- Chất: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT. Tiêu biểu cho SVHT đó. Phân biệt với SVHT khác. VD: Đường ngọt, chanh chua, muối mặn, gừng cay.
- Lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của SVHT về trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của SVHT. VD: Đi xe nhanh hơn đi bộ, dân số TQ nhiều hơn dân số VN, 5kg nặng hơn 3kg…
- Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như: Chúng ta phải biết kiên trì nhẫn nại, không xem thường việc nhỏ. Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nhất thời, không triệt để tất yếu sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp như mong muốn.
Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? VD?
– Cách thức biến đổi của lượng:
+ Lượng biến đổi trước chất
+ Sự biến đổi về chất của SVHT được bắt đầu từ lượng.
+ Lượng biến đổi chậm, từ từ, dần dần.
VD: – Một HS lớp 10 qua 9 tháng học tập và rèn luyện phải trải qua kì thi mới được lên lớp 11
– Nhiệt độ < 100 độ thì chưa hóa hơi, đến 100 độ nước bắt đầu hóa hơi.
– Độ: Là điểm giới hạn trong đó lượng đổi nhưng chất chưa đổi
– Điểm nút: là điểm giới hạn trong đó lượng đổi làm cho chất đổi theo
VD: – HS lớp 10 lên lớp 11, lượng kiến thức, chiều cao, cân nặng, sẽ thay đổi
– Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích vận tốc, độ hòa tan của phân tử nước cũng thay đổi.
Câu 3: Tại sao nói con người là chủ thể của lịch sử? Liên hệ lịch sử theo từng giai đoạn phát triển. VD?
- Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình
- Lịch sử xã hội loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động sản xuất và biết sử dụng. Nhờ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người. Lịch sử xã hội được hình thành từ đó.
- Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển. Đồng thời có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
- Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần.
- Ở bất kỳ chế độ nào trong lịch sử con người luôn giữ vị trí trung tâm và làm chủ xã hội
VD: Từ chế độ công xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → xã hội phong kiến → TBCN → XHCN.