Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án – Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập để nắm vững kiến thức, kĩ năng giải các bài tập trong đề thi một cách thuận lợi. Dethithu.online xin giới thiệu: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội năm học 2015 – 2016. Qua đó, các bạn có thể ôn tập và nâng cao kiến thức của bản thân mình. Mời các bạn tham khảo
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 có đáp án
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Đề số 101
A – Trắc nghiệm: (5,0 điểm)
Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.
C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu.
Câu 2: Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo ra hợp chất cộng hóa trị:
A. H và H B. F và F C. Cl và Cl D. Li và F
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Liên kết ion được hình thành do sự góp chung electron.
B. Liên kết ion được hình thành do sự cho và nhận electron.
C. Liên kết ion là liên kết giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện > 1,7
D. Liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.
Câu 4: Điện hóa trị của Na trong NaCl là:
A. +1 B. 1+ C. 1 D. 1-
Câu 5: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là:
A. +6, +8, +6, -2 B. +4, 0, +6, -2
C. +4, -8, +6, 2 D. +4, 0, +4, -2
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng:
A. Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0
B. Số oxi hóa của H luôn là +1 trong mọi hợp chất
C. Số oxi hóa của O luôn là -2 trong tất cả các hợp chất
D. Tổng số oxi hóa các nguyên tố trong ion bằng 0.
Câu 7: Hệ số tối giản của các chất trong phản ứng: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O lần lượt là:
A. 1, 4, 1, 2 ,1 B. 1, 6, 1, 2, 3
C. 2, 2, 4, 1, 1 D. 1, 4, 1, 1, 2
Câu 8: Cho phản ứng sau: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Trong phản ứng trên, vai trò của NO2 là:
A. Là chất oxi hóa
B. Là chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử
Câu 9: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất khử?
A. 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + H2O
B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
C. FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
D. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O