Giải bài tập môn Hóa học lớp 10 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học
Giải bài tập môn Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học – Giải bài tập trang 47, 48 SGK Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học được Dethithu.online sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập môn Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học
Giải bài tập môn Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học
A. Lý thuyết về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn.
1. Định luật tuần hoàn các nguyên tố.
Tính chất của các nguyên tử cũng như thành phần tính chất các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
2. Những tính chất biến đổi trong một chu kì (theo chiều tăng của điện tích hạt nhân) trong một nhóm (theo chiều từ trên xuống dưới) được lặp lại ở các chu kì khác, nhóm khác theo cùng quy luật đó là:
- Sự biến đổi về hóa trị các nguyên tố.
- Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi tăng lần lượt từ I → VII, còn hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ IV đến I.
- Sự biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit.
- Trong một chu kì: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của diện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thới tính axit của chúng giảm dần.
- Có thể tóm tắt sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong cùng một chu kì, một nhóm (chủ yếu là các nguyên tố nhóm A).