Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Xuân La

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Xuân La

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Xuân La – Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Xuân La, Hà Nội năm 2015 – 2016 có đáp án được Đề Thi Thử sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Xuân La

Phần I: (7 điểm): Cho đoạn văn:

“Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng nguyên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
– Ba…a…a… ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”.

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

 

 

2. Đoạn văn trên nhắc tới tình huống nào trong truyện? Vì sao tiếng kêu của “con bé” trong truyện lại “như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”?

3. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa “.

4. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ tình cảm yêu thương cha thắm thiết, sâu nặng của nhân vật “con bé” trong tác phẩm chứa văn bản trên, trong đoạn có sử dụng câu bị động và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích).

5. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?

Phần II: (3 điểm)

Kết thúc bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:

Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Bếp lửa”?

2. Xác định phép tu từ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?

3. Trong bài thơ trên, người cháu dù đã đi xa, không được ở bên bà nhưng vẫn luôn hướng về bà để nhắc nhở mình. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy về những điều em luôn tự nhắc nhở mình trong cuộc sống?

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Xuân La