Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Dethithu.online hiểu được rằng việc tìm kiếm được những tài liệu hay và chất lượng để phục vụ việc ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 là điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy Dethithu.online đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2016 – 2017. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
NĂM HỌC 2016 – 2017
A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC
* Yêu cầu:
- Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm;
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản;
- Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện;
- Hiểu được ý nghĩa các văn bản;
- Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
I. TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Câu 1: Các tác phẩm văn học trung đại:
1. Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ
- Năm – hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- TK 16
- Trích “Truyền Kì mạn lục”
- Thể loại – PTBĐ:
- Truyện truyền kì
- Tự sự
- Nội dung: Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ PK, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình…
2. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
- Tác giả: Nhóm tác giả: Ngô gia văn phái
- Năm – hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- Đầu TK 19
- Trích (hồi 14) “Quang Trung đại phá quân Thanh”
- Thể loại – PTBĐ:
- Chí
- Tiểu thuyết lịch sử – chương hồi.
- Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
- Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả, chi tiết cụ thể, khắc họa nhân vật
3. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)
- Tác giả: Nguyễn Du
- Năm – hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- Đầu TK 19
- Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”
- Thể loại – PTBĐ:
- Truyện thơ Nôm (Lục bát)
- Tự sự
- Nội dung:
- Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực về một XH bất công, tàn bạo.
- Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa,…
- Nghệ thuật:
- Kết tinh thành tựu văn học dân tộc về ngôn ngữ, thể loại.
- Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ,…