Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt – Dethithuvn.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 8 Bài 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Hướng dẫn giải bài tập lớp 8 Bài 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Lưu ý: Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Khi được đun nóng (truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng…. Cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên.
Như vậy, nếu đun nước trên con tàu vũ trụ ở trạng thái “không trọng lượng” thì sẽ không có hiện tượng đối lưu và nước không thể sôi nhanh như khi đun trong trạng thái có trọng lượng
- Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Lưu ý: Cơ chế của bức xạ nhiệt là sự phát và thu năng lượng của các nguyên tử khi êlectron của chúng chuyển tử mức năng lượng này sang mức năng lượng khác. Bức xạ nhiệt có cùng bản chât với bức xạ thẳng, phản xạm khúc xạ… Dựa vào đó, có thể giải thích các đặc điểm vể khả năng hấp thụ tia nhiệt của các vật khác nhau.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP
C1. Nước màu tìm dii chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương ?
Bài giải:
Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
C2. Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới ? (Hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần Cơ học).
Bài giải:
Lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C3. Tại sao biết được nước trong cốc đá nóng lên ? Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
Bài giải:
Nhờ nhiệt kế ta sẽ biết được nước trong cốc đá nóng lên.