Giải bài tập môn Địa Lý lớp 8 Bài 4: Thực hành phân tích tính hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 8 Bài 4: Thực hành phân tích tính hoàn lưu gió mùa ở Châu Á – Dethithuvn.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 8 Bài 4: Thực hành phân tích tính hoàn lưu gió mùa ở Châu Á để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 8 Bài 4: Thực hành phân tích tính hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 8 Bài 4: Thực hành phân tích tính hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
Hướng dẫn giải bài tập lớp 8 Bài 4: Thực hành phân tích tính hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
- TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Dựa vào bình 4.1 và 4.2 dể hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Trả lời:
Câu 2. Tại sao vào mùa đông ở châu Á, gió lại thổi từ lục địa ra biển, vào mùa hạ gió lại thổi từ biển vào lục địa?
Trả lời:
Do khả năng hấp thụ nhiệt và toả nhiệt không giống nhau giữa lục địa và đại dương, sự nóng và hoá lạnh thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, lục địa châu Á nhận được lượng nhiệt mặt trời ít hơn, nhiệt độ hạ thấp khu vực áp cao Xibia, nhưng ở bán cầu Nam do ngả nhiều về phía mặt trời nên nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều hơn, hình thành áp thấp Xích đạo
– Oxtrâylia và ở Thái Bình Dương có áp thâp Alêút. Vì vậy gió từ áp cao chịu lực hút của áp thấp nên có gió từ lục địa thổi ra biển. Đến mùa hạ, Bắc bán cầu ngả nhiều về phía mặt trời, nên lục địa Á
– Âu lại nhận được nhiều nhiệt vì vậy lại hình thành các khu vực áp thấp, hút gió từ các khu vực áp cao nên gió thổi từ biển vào đất liền..
- THÔNG TIN BỔ SUNG HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN VÀ SỰ THAY ĐỔI THỜI TIẾT THEO MÙA Ở CHÂU Á
Mùa đông
Không khí vùng trung tâm và nhất là vùng đông bắc Xibia bị hoá lạnh mạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới -40 đến -50°C. Do sự hoá lạnh đó, trên lục địa hình thành một áp cao, được gọi là áp cao Xibia có trị số khí áp trung bình nhiều năm ở vùng trung tâm đạt tới 1040mb. Vào giữa mùa đông, áp cao Xibia bao phủ gần như toàn bộ châu Á. Cũng trong thời gian này, ở Tây Bắc Âu có áp thấp Aixơlen phát triển và kéo dài tới các biển phía bắc châu Á, vì thế phía tây bắc và bắc lục địa có gió Tây Nam thổi từ nội địa về phía bắc gây ra thời tiết khô và rất lạnh.