Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài
Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài
Hướng dẫn giải bài tập lớp 6 Bài 1: Đo độ dài
KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (kí hiệu: m).
Lưu ý về đơn vị đo độ dài: Ngoài mét người ta còn dùng đơn vị nhỏ hơn mét là đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kilômét (m).
– Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
Lưu ý khi đo độ dài:
– Cần biết một số dụng cụ thông dụng để đo độ dài lớn nhất ghi trên thước (thường được ghi trực tiếp trên thước) và ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước (ta có thể lấy số ghi gần số 0 nhất, rồi chia cho số khoảng giữa hai số này để xác định ĐCNN).
– Trước khi đo độ dài, cần phải ước lượng để lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Nếu lựa chọn thước có GHĐ quá nhỏ so với giá trị cần đo, thì sẽ phải đo làm nhiều lần, dẫn đến độ chính xác không cao, hoặc nếu chọn ĐCNN không phù hợp thì có thể không đo được hoặc đo với sai số lớn. Khi đó, nếu dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì đo càng chính xác.
Ví dụ, khi đo vật có độ dài 25 mm thì không dùng thước có ĐCNN là 2 cm.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
C1. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :
1 m = (1) …. dm; 1 m = (2) …. cm;
1 cm = (3) …. mm; 1km = (4) …. m.
Bài giải.
(1) – 10 dm. (2) – 100 cm.
(3) – 10mm. (4) – 1000m.
C2. Hãy ước lượng độ dài 1 m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?
Bài giải.
Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn.
Dùng thước kiểm tra: chưa chính xác
C3. Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?
Bài giải.
Ước lượng độ dài 1 gang tay: 12cm
Dùng thước kiểm tra: chưa chính xác.
C4. Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?
Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Bài giải.
Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn); học sinh (HS) dùng thước kẻ; người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
C5. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Bài giải.
Lưu ý: giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất là số đơn vị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.