Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 – Dethithu.online giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2016 – 2017. Tài liệu giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Ngữ văn học kì 1 để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em ôn thi tốt và có kết quả cao. Mời các em tham khảo.

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
NĂM HỌC 2016 – 2017

A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC

I. Các thể loại truyện đã học

 

 

1. Truyện dân gian

a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ…) Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X – XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.

a. Truyền thuyết – cổ tích

* Giống nhau:

– Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng.
– Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường.
– Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường…

* Khác nhau

– Truyền thuyết

+ Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể.
+ Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật.

– Cổ tích

+ Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra.
+ Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng.
+ Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật.

Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6