Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất – Dethithu.online xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

Hướng dẫn giải câu hỏi và bài tập: Địa hình bề mặt trái đất

Câu hỏi trang 42, 43, 44 SGK Địa lý 6

Câu 1. Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi như thế nào?

 

 

Trả lời:

Cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với cách tính độ cao tương đối ở chỗ: Độ cao tuyêt đổi là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi tới mực nước biển, còn độ cao tương đối là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi tới chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 2 Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Các đỉnh, sườn và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau:

Các bộ phận của núi Núi già Núi trẻ
Đỉnh Thấp, tròn Cao, nhọn
Sườn Thoải Dốc
Thung lũng Rộng, nông Hẹp, sâu

Câu 3: Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy trong hang động.

Trả lời:

Trong hang động đá vôi ở hình 38 SGK, ta có thể nhìn thấy những khối thạch nhũ lớn nhỏ. Đó là những tích tụ cacbônat canxi chạy dọc theo sườn hang từ trên xuống tạo nên các rèm đá, các tích tụ ở trần hang là các vú đả, các tích tụ ở sàn hang là các mãng đá. Phần giữa của hang còn thấy cột đả lớn do các măng đá và vú đá nối liền nhau.

Bài 1, 2, 3, 4 trang 45 SGK Địa lý 6

Bài tập 1: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

Trả lời:

Sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

–    Đo độ cao tuyệt đối được tính từ đỉnh núi đến mực nước biển.

–    Đo độ cao tương đối được tính từ đỉnh núi đến chân núi.

Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất