Chương trình đào tạo Ngành Tiếng Trung Quốc bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Tiếng Trung Quốc bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           TIẾNG TRUNG QUỐC (Chinese)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành tiếng Trung Quốc có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

– Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên cần thiết đối với một chuyên gia ngôn ngữ;

 

 

– Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc (nghe, nói, đọc, viết), bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;

–  Được trang bị những kiến thức cần thiết về lí luận dịch, kĩ năng – kĩ thuật nghiệp vụ phiên dịch và biên dịch; hoặc

– Có các kiến thức cơ bản về sư phạm học, giáo dục học, giáo học pháp và phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc.

Chương trình đào tạo Ngành Tiếng Trung Quốc bậc Đại học

Chương trình đào tạo

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Triết học Mác-Lênin 8 Giáo dục Thể chất
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 9 Giáo dục Quốc phòng
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 10 Dẫn luận ngôn ngữ học
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 11 Cơ sở văn hoá Việt Nam
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 12 Tiếng Việt
6 Ngoại ngữ II** 13 Ngôn ngữ học đối chiếu
7 Tin học cơ sở 14 Phương pháp nghiên cứu khoa học
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Trung Quốc
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
a. Khối kiến thức ngôn ngữ
1 Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc 4 Cú pháp tiếng Trung Quốc
2 Từ vựng học tiếng Trung Quốc 5 Tiếng Trung Quốc cổ đại
3 Từ pháp tiếng Trung Quốc
b. Khối kiến thức văn hoá – văn học
1 Đất nước học Trung Quốc 3 Trích giảng văn học Trung Quốc
2 Lịch sử văn học Trung Quốc
c. Khối kiến thức tiếng
1 Tiếng Trung Quốc tổng hợp I 11 Kĩ năng nói  II
2 Tiếng Trung Quốc tổng hợp II 12 Kĩ năng nói  III
3 Tiếng Trung Quốc tổng hợp III 13 Kĩ năng đọc I
4 Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV 14 Kĩ năng đọc II
5 Tiếng Trung Quốc tổng hợp V 15 Kĩ năng đọc III
6 Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI 16 Kĩ năng đọc IV
7 Kĩ năng nghe hiểu I 17 Kĩ năng viết I
8 Kĩ năng nghe hiểu II 18 Kĩ năng viết  II
9 Kĩ năng nghe hiểu III 19 Kĩ năng viết  III
10 Kĩ năng nói I 20 Kĩ năng viết  IV

Mô tả nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc

Học phần Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc  gồm hai phần :

  1. Phần ngữ âm: Giới thiệu các kiến thức cơ bản ngữ âm tiếng Trung Quốc hiện đại, các khái niệm ngữ âm cơ bản như âm tố, âm vị, nguyên âm, phụ âm, thanh mẫu, vận mẫu, âm tiết; giới thiệu hệ thống thanh điệu, qui luật kết hợp thanh mẫu-vận mẫu-thanh điệu và các quy luật biến đổi thanh điệu trong tiếng Trung Quốc; hướng dẫn sinh viên cách viết phiên âm latinh, phiên âm quốc tế, biết mô tả các âm để trên cơ sở đó có khả năng tự chỉnh âm.
  2. Phần văn tự: Các kiến thức cơ bản về văn tự học tiếng Trung Quốc; Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chữ Hán; Đặc điểm cấu tạo chữ Hán; Nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa chữ tiếng Trung Quốc cổ.

Từ vựng học tiếng Trung Quốc

Học phần giới thiệu cho sinh viên ý nghĩa, vai trò của môn  học, quan hệ của môn học với các môn Ngữ âm và Ngữ pháp. Nội dung gồm: khái niệm từ và từ vựng, các đơn vị từ vựng như từ, cụm từ cố định; nghĩa từ, tính chất nghĩa từ, phân tích nghĩa từ, trường ngữ nghĩa.

Từ  pháp tiếng Trung Quốc

Học phần có nội dung gồm: Khái quát về đặc điểm  ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại; Hệ thống ngữ pháp; Tính chất, đơn vị ngữ pháp; Từ, phân định từ loại, phương thức cấu tạo từ, cách dùng từ. Xác định các tiêu chí phân định từ loại, đặc điểm  của các tiểu từ loại và cách vận dụng chúng, trong đó tập trung đi sâu vào miêu tả, nghiên cứu các vấn đề về từ loại cụ thể trong tiếng Trung Quốc. Trên cơ sở xác định tính chất của từ loại, vận dụng để phân tích và chữa các câu sử dụng từ sai …

Cú pháp tiếng Trung Quốc

Học phần chủ yếu gồm các nội dung về: Kết cấu, loại hình cụm từ; Câu, đặc điểm và phân loại câu (câu đơn và câu phức) trong tiếng Trung Quốc; Kiến thức cơ bản về phạm trù ngữ pháp tiếng Trung Quốc; Các phương pháp phân tích ngữ pháp chủ yếu tập trung vào phương pháp phân tích tầng thứ.

Tiếng Trung Quốc cổ đại

Học phần giới thiệu các kiến thức chung về tiếng Trung Quốc cổ đại, tuyển chọn giảng một số tác phẩm bằng tiếng Trung Quốc cổ; trên cơ sở đó phân tích cách dùng một số từ thông dụng, các hiện tượng ngữ pháp đặc trưng, so sánh sự tương đồng và dị biệt với tiếng Trung Quốc hiện đại trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Đất nước học Trung Quốc

Học phần giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, dân tộc, tôn giáo; Khái quát về lịch sử, chế độ chính trị, văn hoá giáo dục, khoa học, kỹ thuật, phong tục tập quán, đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Thông qua các bài giảng giúp cho sinh viên có hiểu biết chung về đất nước, con người Trung Quốc, trên cơ sở đó có thể tự nghiên cứu, mở rộng kiến thức cho mình.

Lược sử văn học Trung Quốc

Học phần giới thiệu các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc, thành tựu nổi bật, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Phần văn  học cổ đại giới thiệu văn học Tiên Tần, văn học Lưỡng Hán… Phần văn học hiện đại giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá… Phần văn học đương đại giới thiệu các tác phẩm  của Nhự Chí Quyên, Cao Hiểu Thanh, Lưu Học Lâm …

Trích giảng văn học Trung Quốc

Học phần giới thiệu, hướng dẫn đọc và phân tích nội dung một số tác phẩm văn học hiện đại và đương đại tiêu biểu. Cụ thể: Phần văn học hiện đại có các tác phẩm của Lỗ Tấn, Ba Kim; Phần văn học đương đại có các tác phẩm của Nhự Chí Quyên, Cao Hiểu Thanh, Trương Bình …

Tiếng Trung Quốc tổng hợp I

Học phần gồm 30 bài từ bài 1 đến bài 30 trong giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 1. Từ bài 1 đến bài 10 cung cấp cho sinh viên kiến thức thực hành ngữ âm tiếng Trung quốc gồm: phát âm, cách đọc, viết phiên âm. Từ bài 11 đến bài 30, mỗi bài đều có cấu tạo gồm các phần: từ, bài khoá, ngữ pháp, chú thích và viết chữ Hán. Bài khoá chủ yếu xuất hiện những câu đơn giản thường dùng trong sinh hoạt, học tập và các câu thường dùng trên lớp. Ngữ pháp trong mỗi bài thường gồm 1 trọng điểm ngữ pháp và một số hiện tượng thường gặp. Phần chú thích giải thích các hiện tượng ngôn ngữ văn hoá đáng chú ý. Phần bài tập bám sát nội dung kiến thức và kỹ năng từng bài.

Tiếng Trung Quốc tổng hợp II

Học phần gồm 25 bài, từ bài 31 đến bài 55 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 2. Phần này nối tiếp Tiếng Trung quốc tổng hợp I, kết câu mỗi bài giống như ở Tiếng Trung quốc tổng hợp I, điểm khác là có sự bổ sung thêm phần bài khoá phụ dùng làm bài đọc hiểu bổ trợ, các hiện tượng ngữ pháp xuất hiện lần lượt từ dễ đến khó. Ngoài ra, có một số kiến thức văn hoá được giới thiệu trong phần chú giải. Phần bài tập tăng thêm nội dung luyện nghe hiểu ở mức độ đơn giản.

Tiếng Trung Quốc tổng hợp III

Học phần này gồm 20 bài, từ bài 56 đến bài 76 giáo trình tiếng Trung quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 3, là nối tiếp học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp II, kết cấu mỗi bài như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp II. Bài khoá phụ đề cập đến chủ đề nhất quán với bài khoá chính nhưng độc lập về mặt nội dung. Nội hàm văn hoá của các bài phần này sâu hơn, các bài nghe hiểu cũng tăng độ dài và độ khó. Chủ điểm của các bài có thể mở rộng đề cập đến giao lưu kinh tế văn hoá Việt-Trung.

  1. Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp trung cấp cuốn 1. Nội dung các bài ở học phần này đã chú ý đến sự giống và khác nhau giữa 2 hệ thống ngôn ngữ, cũng như giữa 2 nền văn hoá Trung- Việt. Bài khoá được biên soạn theo các chủ điểm và thể văn khác nhau, có độ dài vừa phải. Bài tập gồm các dạng mô phỏng, lý giải, ghi nhớ, củng cố, semina…

Tiếng Trung Quốc tổng hợp V

Học phần này gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp trung cấp cuốn 2, nối tiếp Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV  trong chương trình tiếng Trung Quốc trung cấp. Cấu tạo các bài cũng giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, chủ điểm các bài được nâng lên cấp độ cao hơn, đề cập đến các kiến thức khoa học như mặt trời, mặt trăng, sao Hoả …

  1. Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI

Học phần này gồm 12 bài trong giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp cao cấp cuốn 1.  Cấu tạo của mỗi bài gồm bài khoá, từ mới, chú thích, ngữ pháp-văn hoá và phần bài tập. Bài khoá gồm nhiều chủ điểm khác nhau, phần lớn phản ánh tư tưởng và cuộc sống của người Trung Quốc hiện đại. Phần từ mới không có đối dịch mà giải thích trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Phần chú thích chủ yếu tập trung giải quyết các hiện tượng lịch sử, văn hoá, không thể dựa vào ngữ cảnh để phán đoán hoặc khó tra cứu. Phần ngữ pháp chú ý tới những hiện tượng ngôn ngữ khó đối với người Việt nam học tiếng Trung Quốc.

Tiếng Trung Quốc tổng hợp VII

Học phần này gồm 18 bài trong giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp cao cấp cuốn 2.  Đây là học phần nối tiếp học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI  nên kết cấu và đặc điểm của từng bài cũng giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. Nội dung gồm bài khoá, từ mới, chú thích, ngữ pháp-văn hoá và phần bài tập. Bài khoá gồm nhiều chủ điểm khác nhau, phần lớn phản ánh tư tưởng và cuộc sống của người Trung Quốc hiện đại. Phần từ mới không có đối dịch mà giải thích trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Phần chú thích chủ yếu tập trung giải quyết các hiện tượng lịch sử, văn hoá, không thể dựa vào ngữ cảnh để phán đoán hoặc khó tra cứu. Phần ngữ pháp chú ý tới những hiện tượng ngôn ngữ khó đối với người Việt Nam học tiếng Trung Quốc.

Thực hành dịch

Nội dung học phần gồm 2 phần dịch nói I và dịch viết I, trong đó phần dịch viết chủ yếu nhằm mục đích giúp sinh viên bước đầu làm quen với bộ môn dịch thông qua việc dịch các văn bản có nội dung ngắn, ngữ pháp đơn giản thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như danh thiếp, lý lịch, lịch làm việc, quảng cáo, biên bản họp … Phần dịch nói tập trung vào dịch các đoạn hội thoại với các chủ đề sinh hoạt thường ngày như thời tiết, mua bán, đón tiếp hoặc các vấn đề chung về đời sống xã hội, nhất quán với nội dung của bộ môn thực hành tiếng.

Kỹ năng nghe hiểu I

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, sắp xếp theo thứ tự  từ dễ đến khó và được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Mỗi bài đều có phần trắc nghiệm nghe, luyện nghe và hệ thống bài tập tương ứng.

  1. Kỹ năng nghe hiểu II

Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Nghe hiểu I của chương trình nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng nghe hiểu I.

  1. Kỹ năng nghe hiểu III

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc cao  cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kĩ năng nghe hiểu I của chương trình nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI.  So với chương trình nghe hiểu trung cấp, học phần này chú ý bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng nghe hiểu ngữ thể, khả năng nghe phân tích các loại câu dài, phức tạp và khả năng lĩnh hội ý nghĩa chỉnh thể của văn bản.

  1. Kỹ năng nói I

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV.  Các bài luyện khẩu ngữ đi sâu vào chủ điểm cuộc sống xã hội hiện thực, những vấn đề thời sự thông thường. Tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp được xác định rõ ràng, tạo ra hoàn cảnh “có vấn đề” kích thích nhu cầu “muốn nói” của sinh viên. Hình thức luyện tập đa dạng, sinh động, sát hợp với thực tế giao tiếp.

Kỹ năng nói II

Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần nói I của chương trình khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V.  Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng nói I.

Kỹ năng nói III

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kĩ năng nói I của chương trình khẩu ngữ tiếng Trung Quốc cao cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình khẩu ngữ trung cấp, học phần này tăng cường các bài luyện nói theo các chủ điểm “nóng hổi” và chủ điểm “vĩnh hằng”, chú ý rèn luyện khả năng diễn đạt thành đoạn liền ý và khả năng phản ứng nhanh.

Kỹ năng đọc I

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Mỗi bài gồm 2 phần: phần đọc bắt buộc (học trên lớp) và phần đọc tự chọn (đọc ở nhà). Chủ điểm các bài đọc bám sát cuộc sống xã hội hiện thực và có nội hàm văn hoá lớn. Hình thức luyện đọc chú ý cả 2 phương pháp đọc kỹ và đọc lướt.

Kỹ năng đọc  II

Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc I của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V.  Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng đọc I.

  1. Kỹ năng đọc III

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao  cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc I của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI.  So với chương trình đọc hiểu trung cấp, học phần này có sự mở rộng về phạm vi chủ điểm, chú ý đến thể loại và phong cách viết của bài, rèn luyện cho sinh viên tốc độ đọc và khả năng đọc hiểu chính xác.

Kỹ năng đọc IV

Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao  cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc III của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng đọc III.

Kỹ năng viết I

Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV.  Kết cấu mỗi bài gồm : Tri thức viết văn, Bài văn mẫu, Chú thích, Bài tập làm văn. Thể loại chính là văn ứng dụng. Học phần này chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên năng lực vận dụng ngôn ngữ viết.

Kỹ năng viết  II

Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV.  Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng viết I nhưng mở rộng thể loại bài viết với những văn bản dài, có độ khó hơn ở Kỹ năng viết I.

Kỹ năng viết III

Học phần gồm 5 bài, từ bài 1 đến bài 5 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối chương trình viết tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI.  Kết cấu mỗi bài gồm: Tri thức viết văn, Bài văn mẫu, Chú thích, Bài tập làm văn. Nội dung của học phần này có đòi hỏi cao hơn về mặt kỹ năng, kỹ thuật viết các dạng văn giải thích, nghị luận …

Kỹ năng viết IV

Học phần gồm 5 bài, từ bài 6 đến bài 10 giáo trình viết tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối với học phần Kỹ năng viết III của chương trình viết tiếng Trung Quốc cao cấp. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng viết III. Sinh viên ngoài việc luyện tập viết các dạng văn bản như tin tức, ghi chép, phóng sự … bước đầu tiếp xúc và làm quen với viết luận văn khoa học làm cơ sở cho việc viết luận văn tốt nghiệp cho sinh viên sau này.

 

Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau:

1. Lý luận chung giảng dạy tiếng Trung Quốc
2. Phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn ngữ
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
4. Kiểm tra-đánh giá
5. Tâm lý học đại cương

Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 7 học phần sau:


1. Lý thuyết dịch 5. Thực hành dịch IV
2. Thực hành dịch I 6. Thực hành dịch V
3. Thực hành dịch II 7. Dịch chuyên ngành
4. Thực hành dịch III