Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế Chính trị bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế Chính trị bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Political Economy)
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Kinh tế chính trị có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Mục tiêu cụ thể

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị phải làønhững công dân có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường chính trị vững vàng.

 

 

– Cử nhân Kinh tế chính trị được trang bị những kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội để có năng lực phân tích đánh giá và tham gia họach định các chính sách kinh tế.

– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học và Cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan họach định chính sách hoặc quản lý kinh tế ở trung ương và địa phương … Khi được trang bị thêm một số kiến thức chuyên môn, cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các doanh nghiệp.

 

Chương trình đào tạo Ngành Kinh tế Chính trị bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Triết học Mác-Lênin 7 Tin học đại cương
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 8 Toán cao cấp
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 9 Lý thuyết Xác suất& Thống kê toán
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 10 Giáo dục thể chất
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 11 Giáo dục quốc phòng
6 Ngoại ngữ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
a. Kiến thức cơ sở khối ngành
1 Lịch sử văn minh thế giới 4 Pháp luật đại cương
2 Đại cương văn hóa Việt Nam 5 Xã hội học đại cương
3 Tâm lý học đại cương 6 Logic học
b. Kiến thức cơ sở ngành
1 Lịch sử kinh tế quốc dân 5 Nguyên lý thống kê kinh tế
2 Kinh tế vi mô 6 Kinh tế lượng
3 Kinh tế vĩ mô 7 Kinh tế quốc tế
4 Lịch sử các học thuyết kinh tế 8 Kinh tế phát triển
c. Kiến thức ngành
1 Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của C. Mác 3 Kinh tế chính trị về thời kỳ qúa độ ở Việt Nam
2 Các họcthuyết kinh tế trong tác phẩm của Lênin

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lịch sử văn minh thế giới

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

Đại cương văn hóa Việt Nam

Bao gồm những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hóa, văn hóa truyền thống đến hiện đại như: văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm của học phần là văn hóa truyền thống và văn hóa Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại.

Tâm lý học đại cương

Gíới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Nội dung cơ bản gồm: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp – bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực

Pháp luật đại cương

Nội dung chủ yếu bao gồm những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Xã hội học đại cương

Gíới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa…

Lôgíc học

Bao gồm những nội dung chính như sau: Những vấn đề của Logíc học truyền thống; một số nội dung của Logíc học hiện đại; lịch sử Lôgíc; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

Lịch sử kinh tế quốc dân

Nghiên cứu sự phát triển của các nền kinh tế, bắt đầu từ thời kỳ nguyên thuỷ, qua chế độ nô lệ phong kiến, tư bản đến nay. Sự phát triển của các nền kinh tế được thể hiện qua sự phát triển của các nền kinh tế điển hình như Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Lịch sử kinh tế Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ dựng nước, qua thời kỳ Bắc thuộc đến thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ. Kinh tế trong thời kỳ Pháp thuộc, kinh tế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, kinh tế trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế vi mô

Phân tích và luận giải hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong điều kiện thị trường, trên cơ sở đó làm rõ các yếu tố quy định sự hình thành và vận động của giá cả và sản lượng trên các thị trường đầu ra, đầu vào, phân tích các ưu thế cũng như các khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp.

Kinh tế vĩ mô

Giới thiệu các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Thông qua mô hình số nhân và mô hình IS – LM từng bước làm rõ những yếu tố quy định tổng cầu. Phân tích các mô hình tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn.Sử dụng mô hình tổng cầu – tổng cung để làm rõ những yếu tố quy định các biến số vĩ mô cũng như vai trò của các chính sách mà nhà nước có thể sử dụng để đạt đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Những khía cạnh liên quan đến vấn đề tăng trưởng dài hạn, thương mại quốc tế và hệ thống tài chính quốc tế.

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Giới thiệu sự ra đời, phát triển và biến đổi của tư tưởng kinh tế qua các thời kỳ phát triển của nhân lọai; giới thiệu và phân tích hoàn cảnh ra đời, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, nội dung cơ bản trong các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, trọng nông; Kinh tế chính trị tư sản cổ điển, tiểu tư sản, Chủ nghĩa xã hội không tưởng, Chủ nghĩa Mác – Lênin, các trường phái kinh tế hiện đại.

Nguyên lý thống kê kinh tế

Giới thiệu và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến thống kê kinh tế, hệ thống các phương pháp thu thập tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình nhận biết, tiếp cận điều tra, phân tích dự đoán các hiện tượng và qúa trình kinh tế.

Kinh tế lượng

Cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình, cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

Kinh tế quốc tế

Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản như: Các lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế; Thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào thương mại phi thuế quan khác; Nguyên nhân, ảnh hưởng của lưu chuyển nguồn lực sản xuất quốc tế; Các công ty xuyên quốc gia: nguồn gốc, quá trình phát triển và ảnh hưởng; Thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh tóan; Điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở; Hệ thống tiền tệ quốc tế.

Kinh tế phát triển

Cung cấp những kiến thức cơ bản về phát triển: những lý thuyết về phát triển; những kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia trong quá trình phát triển; phân tích các chiến lược, mô hình và vai trò của nhà nước đối với phát triển. Học phần cũng chú trọng đến việc phân tích vai trò của các nguồn lực và các chính sách sử dụng chúng cho mục tiêu phát triển.

Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của Các Mác

Giới thiệu những tiền đề kinh tế- xã hội cho sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác, quá trình hình thành các học thuyết kinh tế của Các Mác. Tập trung trình bày 3 học thuyết quan trọng nhất: Học thuyết giá trị – lao động; Học thuyết giá trị thặïng dư và Học thuyết tích lũy – tái sản xuất xã hội.

Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của Lênin

Giới thiệu những tiền đề kinh tế – xã hội dẫn đến sự hình thành các học thuyết kinh tế của Lênin. Những học thuyết chủ yếu của Lênin: Học thuyết tái sản xuất; Học thuyết về CNTB độc quyền; Học thuyết về thời kỳ qúa độ lên CNXH và xây dựng CNXH. Những học thuyết này được trình bày trong các tác phẩm: “Bàn về vấn đề thị trường“, “Chủ nghĩa đế quốc – giai đọan tột cùng của CNTB”, “Bàn về thuế lương thực“.

Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Những vấn đề kinh tế chính trị quan trọng đối với Việt Nam được tập trung nghiên cứu trong học phần là: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; Công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân; Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Phát triển kinh tế đối ngọai… Những vấn đề trên được xem xét trên cơ sở những nguyên lý kinh tế chính trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin, sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn Việt Nam.