Chương trình đào tạo Ngành Kiến trúc công trình bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Kiến trúc công trình bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:           KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
  • Trình độ đào tạo:        Đại học
  • Thời gian đào tạo:       5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

– Đào tạo kiến trúc sư công trình có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Kiến trúc sư công trình được trang bị những kiến thức cơ bản rộng, kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng thiết kế, giám sát xây dựng, tham gia quản lý, thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến tới hội nhập với khu vực và quốc tế.

– Sau khi tốt nghiệp, kiến trúc sư công trình có thể làm việc tại các công ty tư vấn xây dựng, các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và các cơ sở đào tạo.

Chương trình đào tạo Ngành Kiến trúc công trình bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc:

 

 

Kiến thức giáo dục đại cương
1. Triết học Mác-Lênin 9. Pháp luật đại cương
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin 10. Mỹ học
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 11. Hình học hoạ hình
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 12. Vẽ Mỹ thuật và điêu khắc
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 13. Xã hội học đại cương
6. Ngoại ngữ cơ sở 14. Lịch sử kiến trúc và đô thị
7. Toán cao cấp 15 Giáo dục thể chất
8. Tin học cơ sở 16 Giáo dục quốc phòng
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Cơ lý thuyết 9 Thi công công trình
2 Sức bền vật liệu 10 Cơ sở thiết kế kiến trúc
3 Cơ kết cấu 11 Phương pháp thể hiện kiến trúc
4 Kết cấu nền móng 12 Tạo hình kiến trúc
5 Kết cấu bê tông, gạch đá 13 Vật lý kiến trúc
6 Kết cấu thép gỗ 14 Kĩ thuật đô thị
7 Vật liệu xây dựng 15 Trắc địa
8 Kinh tế xây dựng 16 Cấu tạo kiến trúc
Kiến thức ngành
1 Lý thuyết kiến trúc nhà ở 11 Đồ án công trình công nghiệp 1 K6
2 Lý thuyết kiến trúc công trình công cộng 12 Đồ án công trình công cộng 3 K7
3 Lý thuyết kiến trúc công trình công nghiệp 13 Đồ án công trình công nghiệp 2 K8
4 Lý thuyết quy hoạch 14 Đồ án Quy hoạch chung đô thị Q2
5 Đồ án kiến trúc nhỏ K1 15 Đồ án công trình công cộng 4 K9
6 Đồ án nhà ở 1 K2 16 Đồ án tổng hợp K10
7 Đồ án công trình công cộng 1 K3 17 Tham quan
8 Đồ án công trình công cộng 2 K4 18 Thực tập tốt nghiệp
9 Đồ án nhà ở 2 K5 19 Đồ án tốt nghiệp
10 Đồ án Quy hoạch chi tiết Q1

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Cơ lý thuyết:

– Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về môn cơ học lý thuyết (phần tĩnh học). Nội dung chính bao gồm các vấn đề: Các khái niệm cơ bản – hệ tiên đề tĩnh học, lý thuyết về lực, ma sát, trọng tâm của hệ, nguyên lý công khả dĩ.

Sức bền vật liệu:

Giúp cho sinh viên hiểu được trạng thái ứng suất và biến dạng của vật thể đàn hồi khi chịu lực cơ bản, các bài toán về độ bền, cứng và ổn định của thanh. Nội dung cụ thể bao gồm: lý thuyết ngoại lực và nội lực, thanh chịu kéo (nén) đúng tâm, đặc trưng hình học của mặt cắt ngang, xoắn thuần tuý thanh tròn, uốn phẳng thanh thẳng, chuyển vị của dầm khi uốn, thanh chịu lực phức tạp ổn định của thanh chịu nén đúng tâm.

Cơ kết cấu:

Hệ phẳng tĩnh định, chuyển vị hệ thanh, hệ phẳng siêu tĩnh, hệ thanh không gian, phương pháp tính gần đúng.

Kết cấu nền móng:

– Các tính chất cơ lý của đất, dự báo độ lún của đất, sức chịu tải, ổn định và áp lực đất lên tường chắn; móng nông, móng cọc.

– Trang bị các kiến thức cơ bản về vật liệu bê tông cốt thép và gạch đá, giới thiệu các phương pháp tính toán kết cấu bê tông cốt thép, nguyên tắc cấu tạo và tính toán một số cấu kiện cơ bản thường gặp trong kết cấu nhà dân dụng và công nghiệp, đưa ra các giải pháp kết cấu công trình. Các nội dung cụ thể bao gồm: bản chất của bê tông cốt thép và tính chất cơ lý của vật liệu, nguyên lý tính toán và cấu tạo, cấu kiện chịu uốn, chịu kéo, chịu nén, cấu tạo bê tông cốt thép ứng lực trước, san phẳng bê tông cốt thép, giải pháp kết cấu công trình nguyên lý thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu nhà công nghiệp, kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép.
Kết cấu thép gỗ:

– Phần kết cấu thép: Đại cương về kết cấu thép, vật liệu thép trong xây dựng, liên kết trong kết cấu thép, cột và thanh chịu kéo, nén đúng tâm, dầm thép, dàn thép, kết cấu nhà công nghiệp một tầng, nhà nhịp lớn, sườn thép nhà cao tầng.

– Phần kết cấu gỗ: Vật liệu gỗ trong xây dựng, liên kết trong kết cấu gỗ, cấu kiện tiết diện nguyên, kết cấu tổ hợp liên kết xiên, dàn gỗ, kết cấu khung và vòm gỗ.

Vật liệu xây dựng:

Cung cấp các kiến thức cơ bản về thành phần, cấu tạo, sản xuất; các tính chất cơ lý, phạm vi sử dụng của các loại vật liệu xây dựng thông dụng. Nội dung chính của môn học bao gồm: Các tính chất cơ lý của vật liệu xây dựng, vật liệu đá thiên nhiên, gốm xây dựng, thuỷ tinh, chất kết dính vô cơ, bê tông và các sản phẩm của bê tông, vữa xây dựng, vật liệu gỗ, chất dẻo, vật liệu cách nhiệt, cách âm, hút ẩm, vật liệu sơn, chất kết dính hữu cơ và các sản phẩm của chúng.

Kinh tế xây dựng:

Nội dung môn học bao gồm các vấn đề sau: Vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư, cơ sở kinh tế của các giải pháp thiết kế xây dựng, năng suất lao động và tiền lương trong xây dựng, vốn sản xuất của doanh nghiệp xây lắp, định mức, giá thành và dự toán trong xây dựng.

Thi công công trình:

Kỹ thuật và tổ chức thi công; cung cấp cho sinh viên kiến thức và chọn các giải pháp tối ưu trong kỹ thuật xây dựng cho các loại công trình. Môn học giúp cho sinh viên chọn giải pháp thi công phù hợp với tính chất và điều kiện thi công, tận dụng hết khả năng của các thiết bị máy móc để giải pháp thi công đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cơ sở thiết kế kiến trúc (Kiến trúc nhập môn):

Những khái niệm và lý thuyết chung về thiết kế kiến trúc. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc. Phương pháp và quá trình tổ chức thiết kế kiến trúc.

Phương pháp thể hiện kiến trúc

Phương pháp thể hiện kiến trúc là môn học để sinh viên bước đầu tiếp cận với kỹ năng nghề nghiệp. Trang bị các kiến thức cơ bản về thiết lập bản vẽ kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật kiến trúc và những quy định chung về hồ sơ thiết kế, giúp cho sinh viên có được những khả năng về diễn đạt ý để thiết kế thông qua một số phương pháp thể hiện chính: Bằng nét mực, bằng mực nho đậm nhạt, bằng mầu nước, bằng bột màu và một số kỹ thuật thể hiện khác giúp sinh viên có kỹ năng vẽ ghi một công trình kiến trúc.

Tạo hình kiến trúc:

Một số khái niện cơ bản trong sáng tác kiến trúc, lượng trình phát triển hình thức không gian và nghệ thuật cấu trúc kiến trúc, ngôn ngữ kiến trúc và một số vấn đề liên quan đến thẩm mỹ kiến trúc, không gian kiến trúc, nguyên ký tổ hợp kiến trúc, phương pháp luận và tư duy sáng tạo.

Vật lý kiến trúc:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về:

– Khí hậu và nhiệt kiến trúc, khí hậu và sự tác động qua lại của khí hậu tới hình thái kiến trúc công trình, vi khí hậu trong công trình kiến trúc, điều kiện tiện nghi vi khí hậu của con người, ứng dụng các bài toán kỹ thuật để thiết kế định hướng các giải pháp kiến trúc chống nóng cho nhà trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

– Chiếu sáng trong kiến trúc: Một số khái niệm cơ bản về ánh sáng về khả năng nhìn và tiện nghi nhìn thấy của mắt, khí hậu ánh sáng và các nguồn sáng tự nhiên, thiết kế và tính toán chiếu sáng tự nhiên, thiết kế và tính toán chiếu sáng điện

– Âm học kiến trúc, âm học xây dựng: Các khái niệm cơ bản về âm thanh, đặc tính hút âm của vật liệu và kết cấu, thiết kế âm học phòng khán giả, thiết kế cách âm cho các kết cấu phân cách.

Kỹ thuật đô thị:

Trang bị những kiến thức cơ bản về:

Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, nguyên lý thiết kế đường thành phố và các phương pháp thiết kế quy hoạch mạng lưới đường đô thị.

Quy hoạch chiều cao cho khu vực xây dựng nói chung, cho các thành phần như tuyến đường, ngã giao nhau, các khu đất dân dụng, công nghiệp, trung tâm?

Chức năng của các công trình nước dân dụng, trình tự thiết kế mạng lưới của hệ thống cấp nước đô thị.

Chức năng nhiệm vụ của các công trình trên hệ thống thoát nước, trình tự thiết kế thoát nước qua các giai đoạn.

Trắc địa:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về chắc? địa, lý thuyết sai số đo đạc, đo góc ngang và đứng, đo chiều dài, đo độ cao, vẽ bình đồ, sử dụng bản đồ, bố trí công trình, quan trắc biến dạng công trình, đo đạc hoàn công.

Cấu tạo kiến trúc:

Những khái niệm cơ bản; Cấu tạo nền- móng, khung chịu lực, tường -vách ngăn và bao che, nền nhà và sàn gác, mái nhà, cầu thang, cửa đi và cửa sổ và cấu tạo đặc biệt khác.

Lý thuyết kiến trúc nhà ở:

Bao gồm các nội dung: quá trình phát triển nhà ở, cơ sở khoa họcđể thiết kế nhà ở, kiến trúc nhà ở thấp tầng, kiến trúc nhà ở cao tầng, tổ chức giao thông thăng đứng trong nhà ở, những vấn đề kinh tế kỹ thuật trong thiết kế nhà ở, giải quyết vấn đề thẩm mỹ trong kiến trúc nhà ở.

Lý thuyết kiến trúc công cộng:

Phân loại và đặc điểm nhà công cộng, các thành phần cơ bản trong nhà công cộng, những nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà công cộng, bố cục mặt bằng và tổ chức các không gian chức năng trong nhà công cộng, phân khu và tổ hợp không gian, thiết kế nhìn rõ, tổ chức thoát người, giải pháp kết cấu, đánh giá các vấn đề kỹ thuật, thiết kế một số laọi hình công trình kiến trúc công cộng tiêu biểu.

Lý thuyết kiến trúc công nghiệp:

Phân bố các xí nghiệp công nghiệp và quy hoạch khu công nghiệp trong thành phố, thiết kế mặt bằng tổng thể các xí nghiệp công nghiệp, những căn cứ để thiết kế nhà và công trình công nghiệp, nhà công nghiệp một tầng, nhà công nghiệp nhiều tầng. Thiết kế nhà sinh hoạt và phục vụ, tổ chức môi trường lao động, cải tạo và mở rộng các xí nghiệp công nghiệp, giải quyết vấn đề thẩm mỹ kiến trúc các công trình công nghiệp.

Lý thuyết quy hoạch:

Phần 1: Khái niệm về đô thị và quá trình phát triển đô thị, những khái niệm cơ bản, đô thị hoá và quá trình phát triển đô thị, một số lý luận chính trị về tiết kế đô thị trên thế giới và Việt Nam.
Phần 2: Thiết kế quy hoạch xây dựng phát triển đô thị: quy hoạch chung, qui hoạch xây dựng các khu không gian chức năng trong đô thị, qui hoạch sử dụng đất đai, thiết kế quy hoạch chi tiết các không gian chức năng, qui hoạch cải tạo và mở rộng, quản lý nhà nước về qui hoạch đô thị.
Đồ án kiến trúc nhỏ (K1):

Yêu cầu sinh viên vận dụng các kiến thức đã học để thiết kế được một đồ án kiến trúc nhỏ với một tổ hợp kiến trúc không gian có tạo hình đẹp, đồng thời phải đạt được những chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu.

Qua đó sinh viên sẽ nắm được các trình tự làm một đồ án kiến trúc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đối tượng thiết kế là những công trình kiến trúc quy mô nhỏ có tổng diện tích sử dụng từ 40 -50 m2 như:

Đồ án nhà ở 1 (K2):

Giúp sinh viên làm quen với những giải pháp về kiến trúc nhà ở nhỏ, thấp tầng, thông dụng. Qua đồ án sinh viên phải nắm vững cơ cấu, công năng và các nguyên tắc tổ chức không gian trong nhà ở và gia đình cũng như những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật trong việc tạo dựng một ngôi nhà. Nâng cao khả năng nghiên cứu và thể hiện đồ án kiến trúc.

Đồ án công trình công cộng 1(K3):

Nghiên cứu thiết kế các công trình thương nghiệp và dịch vụ công cộng quy mô nhỏ là thể loại rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, giúp sinh viên nắm vững dây chuyền công năng và tổ chức không gian kiến trúc nhằm đảm bảo hoạt động tối ưu cho 2 đối tượng sử dụng chính là khách hàng và người phục vụ.

Đồ án công trình công cộng 2 (K4):

Nghiên cứu, thiết kế các dạng công trình giáo dục, công trình y tế, hành chính? có quy mô trung bình
Giúp cho sinh viên vận dụng những giải pháp cơ bản để tổ hợp? các không gian chức năng chính và phụ tạo thành 1 công trình kiến trúc hoàn chỉnh, thoả mãn các yêu cầu về công năng và thẩm mỹ.
Đồ án nhà ở 2 (K5):

Trang bị cho sinh viên khả năng thiết kế một số thể loại nhà ở, nắm vững cách tổ chức căn hộ ở, mối tương quan của các căn hộ trong một đơn nguyên, tổ hợp các đơn nguyên, liên kết các đơn nguyên với nhau thành một công trình tổng thể.

Đồ án quy hoạch chi tiết (Q1): Nội dung gồm:

– Mật độ xây dựng, đơn vị ở láng giềng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
Nội dung đồ án bao gồm:

– Sơ đồ khu đất và giới hạn thiết kế

– Bảng tính cân bằng các thành phần đất đai trong khu đất

– Sơ đồ cơ cấu không gian

– Mặt cắt ngang khu đất thiết kế, mặt đứng dọc theo tuyến giao thông

– Phối cảnh trục đo toàn khối

– Thuyết minh đồ án

Đồ án công trình công nghiệp 1 (K6):

Giúp sinh viên làm quen với việc thiết kế công trình công nghiệp quy mô trung bình thuộc nhóm công nghiệp nhẹ, nắm được các đặc điểm công nghệ và dây chuyền sản xuất, giải pháp kỹ thuật, môi trường, đồng thời tạo được hình khối, đường nét kiến trúc có tính nghệ thuật.

Đồ án công trình công cộng 3 (K7):

Nghiên cứu thiết kế những công trình công cộng có chức năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của con người với quy mô trung bình, ngoài các vần đề về công năng, nghiên cứu đặc tính của công trình để đề ra các giải pháp thích hợp có tính sáng tạo, giải quyết các mối quan hệ công năng và kỹ thuật, môi trường.

Đồ án công trình công nghiệp 2 (K8):

Nghiên cứu thiết kế các công trình công nghiệp có quy mô lớn thuộc nhóm công nghiệp nặng, tính chất, đặc điểm công nghệ có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức không gian và giải pháp kỹ thuật của công trình. Nghiên cứu, thiết kế, cải tạo các công trình công nghiệp khi chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đồ án quy hoạch chung đô thị (Q2):

Nội dung chính của đồ án này bao gồm các phần sau:

– Các chỉ tiêu trong thiết kế quy hoạch một đơn vị ở.

– Cơ cấu đất trong quy hoạch xây dựng đơn vị ở.

– Bố trí nhà ở trong đơn vị ở, bố trí giao thông trong đơn vị ở.

– Bố trí công trình công cộng.

– Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng.

Đồ án công trình công cộng 4 (K9):

Nghiên cứu các công trình sử dụng các dạng kết cấu không gian lớn (khung, dàn bê tông cốt thép, thép và hỗn hợp, vòm, vỏ, mỏng, dây treo, tổng hợp?). Giới hạn nghiên cứu các thể loại công trình mà nội dung hoạt động có đối tượng phục vụ là khán giả, ngoài các yêu cầu chung, lưu ý các vấn đề về tầm nhìn, âm thanh, thoát người, phòng chống cháy v.v?
Đồ án tổng hợp (K10):

Đồ án tổng hợp là đồ án môn học cuối cùng trong chương trình đào tạo kiến trúc sư trước khi sinh viên làm đồ án tốt nghịêp. Đồ án yêu cầu sinh viên chủ động, sáng tạo nghiên cứu như một kiến trúc sư từ khâu làm nhiệm vụ thiết kế theo đề tài tự chọn, yêu cầu phải bảo vệ được tónh thiết thực và phù hợp của cơ cấu, quy mô công trình do mình đề xuất. Trên cơ sở đó rèn luyện khả năng nghiên cứu lý luận trong quá trình làm đồ án tổng hợp sinh viên phải hoàn thành 1 tiểu luận chuyên đề thuộc phạm vị đề tài đồ án đã được xác định.

Tham quan:

Tham quan các công trình kiến trúc đặc trưng, tiêu biểu, phục vụ cho các đồ án kiến trúc, quy hoạch.
Thực tập tốt nghiệp:

– Củng cố và vận dụng những kiến thức đã học về cơ bản, kiến trúc và kỹ thuật vào nhiệm vụ cụ thể được giao trong thới gian thực tập.

– Tìm hiểu thực tế và tham gia thiết kế xây dựng những công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp những đề tài nghiên cứu trong chuyên ngành xây dựng.

– Thu thập đề tài, tài liệu chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp.

– Làm quen với công tác quản lý và kỷ luật lao động của người cán bộ khoa học kỹ thuật.

Đồ án tốt nghiệp:

Đề tài đồ án tốt nghiệp bao gồm các thể loại: Kiến trúc công trình công cộng, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc nhà ở và một phần các thể loại khác như quy hoạch chi tiết, cái tạo phục chế, nghiên cứu lý luận.