Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Thực phẩm bậc Đại học

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Thực phẩm bậc Đại học

  • Ngành đào tạo:            KỸ THUẬT THỰC PHẨM (Food Engineering)
  • Trình độ đào tạo:        ĐẠI HỌC
  • Thời gian đào tạo:       5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

– Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Thực phẩm nhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất chính trị tốt, chuyên môn rộng, sức khoẻ tốt góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

– Kỹ sư ngành Kỹ thuật Thực phẩm có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thiết kế và lập dự án phát triển sản xuất.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật Thực phẩm có thể đảm nhiệm công tác tại các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Thực phẩm bậc Đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

 

Giáo dục đại cương
1 Triết học Mác-Lênin 9 Đại số
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 10 Giải tích 1
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 11 Giải tích 2
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 12 Vật lý 1
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 Vật lý 2
6 Ngoại ngữ cơ bản 14 Hoá học đại cương
7 Giáo dục thể chất 15 Tin học đại cương
8 Giáo dục quốc phòng
Kiến thức cơ sở ngành
16 Hình họa – Vẽ kỹ thuật 30 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt trong công nghiệp thực phẩm
17 Cơ học ứng dụng 31 Quá trình và thiết bị chuyển khối trong công nghiệp thực phẩm
18 Kỹ thuật điện 32 Quá trình và thiết bị sinh học trong công nghiệp thực phẩm
19 Kỹ thuật điện tử 33 Tối ưu hoá các quá trình trong quản lý và sản xuất thực phẩm
20 Kỹ thuật nhiệt 34 Điều khiển tự động trong công nghiệp thực phẩm
21 Hoá lý và hoá keo 35 Dinh dưỡng  học
22 Hoá hữu cơ 36 Vệ sinh an toàn thực phẩm
23 Hóa vô cơ 37 Quản lý chất lượng thực phẩm
24 Hóa phân tích 38 Kỹ thuật phân tích thực phẩm (Phân tích cảm quan, phân tích vi sinh vật, phân tích cơ lý hoá)
25 Hóa sinh đại cương 39 Kỹ thuật môi trường đại cương
26 Hóa sinh thực phẩm 40 Kiến trúc và xây dựng công nghiệp
27 Vi sinh đại cương 41 Cơ sở lập dự án  và thiết kế nhà máy thực phẩm
28 Vi sinh thực phẩm 42 Quản trị doanh nghiệp
29 Quá trình và thiết bị cơ học trong công nghiệp thực phẩm
Thực tập và đồ án
43 Thực tập 45 Đồ án tốt nghiệp
44 Đồ án môn học

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức cơ sở ngành)

Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật

Biểu diễn phẳng các đối tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc. Vấn đề liên thuộc: xác định một phần tử trên một đối tượng. Xác định thấy khuất. Giao của các đối tượng. Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc… Các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc.

Biểu diễn phẳng các vật thể (chi tiết máy) trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc hiểu bản vẽ phẳng: 2D sang 3D. Vẽ kỹ thuật  trên CAD 2D.

Cơ học ứng dụng

Học phần bao gồm 4 phần: Động học – Tĩnh học – Động lực học – Sức bền vật liệu.

Kỹ thuật điện

Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện. Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều.   Điều khiển máy điện.

Kỹ thuật điện tử

Cấu kiện điện tử: Điốt bán dẫn, BJT, JFET và MOSFET, dụng cụ chỉnh lưu có điều khiển- SCR, IC thuật toán. Kỹ thuật tương tự: Khuếch đại, tạo dao động điều hoà, nguồn 1 chiều. Kỹ thuật xung số: Tạo tín hiệu vuông góc, tạo tín hiệu tam giác, cơ sở đại số logic và phần tử logic cơ bản, các phần tử logic tổ hợp thông dụng, biểu diễn hàm logic và tối thiểu hoá.

Kỹ thuật nhiệt

Nhiệt động kỹ thuật và Truyền nhiệt : Quy luật biến đổi năng lượng (Nhiệt năng và Cơ năng). Tính chất của các loại môi chất. Nguyên lý làm việc của các động cơ nhiệt (động cơ đốt trong, động cơ phản lực, turbine hơi và turbine khí nhà máy Nhiệt điện – máy lạnh). Các dạng truyền nhiệt cơ bản : dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ. Hiện tượng truyền nhiệt tổng hợp và các loại thiết bị trao đổi nhiệt.

Hoá lý và Hoá keo

Các cơ sở nhiệt động hóa học: hiệu ứng nhiệt, khả năng chiều hướng và cân bằng phản ứng.

Các tính chất của dung dịch phân tử, dung dịch chất điện ly: cân bằng ion, pH dung dịch, độ dẫn điện của dung dịch.

Các quy luật về tốc độ phản ứng, các phản ứng xúc tác đồng thể, xúc tác men, các hiện tượng bề mặt và hấp phụ, các tính chất của dung dịch keo, nhũ tương, dung dịch cao phân tử.

Hoá hữu cơ

Các khái niệm cơ bản và các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong hóa học hữu cơ, liên kết hóa học, hiệu ứng trong hợp chất hữu cơ, tính axit, tính ba zơ của các hợp chất hữu cơ, hydrocacbon, dẫn xuất halogen,-cơ kim, alcol và phenol, hợp chất cacbonyl, axit cacboxylic và dẫn xuất, dẫn xuất chứa nitow, hợp chất diazo, các hợp chất tạp chức. Hợp chất đa nhân, các hợp chất dị vòng, chất màu và thuốc nhuộm.

Hoá vô cơ

Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, năng lượng của các loại liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá khử. Nghiên cứu các tính chất lí, hoá của các nguyên tố và các hợp chất thuộc các nhóm A, nhóm B của hệ thống tuần hoàn. Các phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất vô cơ.

Hoá phân tích

Học phần gồm 3 phần, Phần I trình bày cơ sở lý thuyết của các phương pháp hóa học dùng trong phân tích (phương pháp thể tích và phương pháp khối lượng). Phần II trình bày cơ sở của một phương pháp tách thường dùng là phương pháp chiết. Phần III là các bài thí nghiệm hoá học phân tích mà sinh viên sẽ thực hành tại phòng thí nghiệm.

Hoá sinh đại cương

Lý thuyết: Cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản về  cấu tạo tính chất, chức năng, phân hạng của enzym, protein, gluxit, lipit, vitamin, axit nucleic, cùng với sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của các thành phần trên.

Thí nghiệm : Thực hành một số phương pháp phân tích hàm lượng các hợp phần thực phẩm và xác định hoạt độ một số enzym.

Hoá sinh thực phẩm

Các tính chất công nghệ của các hợp phần thực phẩm được ứng dụng trong các qui trình chế tác các sản phẩm thực phẩm.

Các phương pháp biến hình vật l‎í, hoá học và enzym đối với các hợp phần thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm thực phẩm.

Các đường hướng chuyển hoá sinh hoá chính của các hợp phần thực phẩm ứng dụng trong các quá trình lên men, chế biến và bảo quản các sản phẩm thực phẩm.

Vi sinh đại cương

Môn học được chia làm 7 chương về đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh thái của vi sinh vật, tập trung vào các nhóm vi sinh vật có ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm.

Vi sinh thực phẩm

Môn học được chia làm 9 chương:  về đại cương công nghệ lên men vi sinh và các ứng dụng của vi sinh vật trong công nghiệp thực phẩm.

Quá trình và thiết bị cơ học trong công nghiệp thực phẩm

Học phần trang bị cho sinh viên khái niệm cơ bản, phương pháp tính cân bằng vật liệu, năng lượng, cấu tạo và nguyên tắc làm việc, thao tác, điều chỉnh, vận hành các thiết bị cơ học trong sản xuất thực phẩm.

Quá trình và thiết bị truyền nhiệt trong công nghiệp thực phẩm

Học phần gồm 3 phần: Phần đầu: cơ sở lý thuyết của quá trình nhiệt, phần 2: đặc tính công nghệ của các quá trình nhiệt, phần 3: thiết bị nhiệt trong sản xuất thực phẩm.

Quá trình và thiết bị chuyển khối trong công nghiệp thực phẩm

Cung cấp cơ sở khoa học của các quá trình chuyển khối cơ bản trong chế biến thực phẩm, nguyên lý hoạt động, kết cấu các thiết bị giúp vận hành có hiệu quả và có thể tính toán thiết kế hệ thống thiết bị.

Quá trình và thiết bị sinh học trong công nghiệp thực phẩm

Mô tả các quá trình công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm.

Tối ưu hoá các quá trình trong quản lý và sản xuất thực phẩm

Nội dung của học phần nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về điều kiện tối ưu để sinh viên có thể giải quyết được 2 loại bài toán: Tối ưu hoá các điều kiện để một quá trình công nghệ đạt được một số chỉ số nào đó cực đại hay cực tiểu và giải quyết các bài toán tối ưu hoá trong quản lý sản xuất thực phẩm và công nghệ sinh học. Nội dung cơ bản của học phần bao gồm:

-Tối ưu hoá một mục tiêu của quá trình công nghệ theo phương pháp Gauss-Seidel

-Tối ưu hoá một mục tiêu theo Box – Wilson

-Bài toán tối ưu hoá đa mục tiêu của quá trình công nghệ

-Ứng dụng qui hoạch tuyến tính để tìm phương án tối ưu trong sản xuất

-Bài toán vận tải trong sản xuất thực phẩm và công nghệ sinh học

-Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học.

Điều khiển tự động trong công nghiệp thực phẩm

Những khái niệm cơ bản của tự động hóa các quá trình công nghệ.

Cơ sở lý thuyết điều khiển tự động tuyến tính.

Những khái niệm cơ bản của khoa học đo lường các thông số công nghệ. Các nguyên lý đo, câu tạo đầu đo, lắp đặt và vận hành các hệ thống đo lường tự động các thông số công nghệ cơ bản ( nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, độ ẩm, pH,…).

Sơ đồ chức năng đo và điều khiển các quá trình công nghệ. Các ví dụ ứng dụng.

Cấu trúc các hệ thống điều khiển hiện đại. Giới thiệu tổng quan về hệ điều khiển dùng bộ điều khiển khả lập trình PLC, hệ điều khiển giám sát và xử lý dữ liệu SCADA, hệ điều khiển phân tán DCS.

Dinh dưỡng học

Cung cấp các kiến thức cơ bản về mối quan hệ hữu cơ giữa thực phẩm, tình trạng dinh dưỡng thực phẩm.

Vệ sinh an toàn  thực  phẩm

Cung cấp các kiến thức cơ bản về mối quan hệ hữu cơ giữa thực phẩm, độc tố thực phẩm, các bệnh tật có liên quan và các biên pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Quản lý chất lượng thực phẩm

Học phần cung cấp những kiến thức về:

-Chất lượng thực phẩm

-Hoạt động chất lượng và quản trị chất lượng

-Kỹ thuật lấy mẫu và kiểm tra bằng quy hoạch mẫu

-Kiểm soát quá trình sản xuất bằng các phương pháp thống kê

-Tiêu chuẩn hóa

-Các hệ thống quản trị chất lượng và đánh giá hệ thống quản trị chất lượng.

Kỹ thuật phân tích  thực phẩm

-Đại cương về đánh giá cảm quan thực phẩm; Cơ sở sinh lý học thần kinh của đánh giá cảm quan; Các phép thử sử dụng trong kỹ thuật đánh giá cảm quan; Phương diện thực hành của kỹ thuật đánh giá cảm quan thực phẩm; Thực hành đánh giá cảm quan một số sản phẩm thực phẩm theo TCVN.

-Các nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra vi sinh thực phẩm ở mức độ công nghiệp, các phương pháp kiểm định các chỉ tiêu vi sinh vật và các loại vi sinh vật thường bị nhiễm trong các sản phẩm thực phẩm.

-Nhóm các phương pháp phân tích chỉ tiêu vật lý.

-Nhóm các phương pháp phân tích chỉ tiêu hoá học, hoá lý.

Kỹ thuật môi trường đại cương

Trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm những khái niệm cơ bản về môi trường và quản lý môi trường. Công nghệ xử lý môi trường như xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp, chất thải rắn. Giới thiệu một số qui trình xử lý chất thải thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

Kiến trúc và  xây dựng  công nghiệp

Cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở xây dựng nhà công nghiệp bao gồm:

– Các cơ sở cơ bản về  các tiêu chuẩn thiết kế công trình  công nghiệp

– Lựa chọn địa điểm, tính toán diện tích xây dựng, bố trí mặt bằng chung nhà máy

– Cơ sở lựa chọn các không gian thiết kế  cần thiết cho dây chuyền sản xuất của phân xưởng hay dây chuyền công nghệ toàn nhà máy.

Cơ sở  lập dự  án và  thiết  kế nhà  máy thực phẩm

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở lập dự án xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm, kiến thức chung để tiến hành bố trí sản xuất, tính toán tiêu hao nguyên liệu và sản lượng sản phẩm, lựa chọn thuyết minh kỹ thuật sản xuất. Tính lựa chọn thiết bị, tính tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu. Tính hiệu quả kinh tế, nguyên tắc bố trí thiết bị trong phân xưởng chính và bố trí mặt bằng nhà máy.

Quản trị doanh nghiệp

Học phần gồm 7 chương:

Chương I: Doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Chương II: Marketing.

Chương III: Quản lý sản xuất

Chương IV: Quản lý nhân lực.

Chương V: Quản lý tài chính doanh nghiệp.

Chương VI: Dự án đầu tư

Chương VII: Quản lý chất lượng.