Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Dầu khí bậc Đại Học

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Dầu khí bậc Đại Học

  • Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT DẦU KHÍ (Petroleum Engineering)
  • Trình độ đào tạo:        ĐẠI HỌC
  • Thời gian đào tạo:       5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 

– Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Dầu khí nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được được trang bị những kiến thức cơ sở lý luận khoa học vững chắc, kiến thức rộng và nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật dầu khí.

– Kỹ sư tốt nghiệp ngành kỹ thuật dầu khí có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật dầu khí.

Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Dầu khí bậc Đại Học

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Giáo dục đại cương
1 Triết học Mác-Lênin 9 Đại số
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 10 Giải tích 1
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 11 Giải tích 2
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 12 Vật lý 1
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 Vật lý 2
6 Ngoại ngữ cơ bản 14 Hoá học đại cương
7 Giáo dục thể chất 15 Tin học đại cương
8 Giáo dục quốc phòng
Kiến thức cơ sở ngành
16 Kỹ thuật dầu khí đại cương 23 Sức bền vật liệu
17 Địa chất đại cương 24 Kỹ thuật nhiệt
18 Địa chất cấu tạo 23 Kỹ thuật điện
19 Trắc địa đại cương 24 Kỹ thuật điện tử
20 Hình học hoạ hình 25 Thuỷ khí động lực học
21 Vẽ kỹ thuật 26 Địa vật lý đại cương
22 Cơ học lý thuyết 27 Công nghệ vật liệu
Thực tập và đồ án tốt nghiệp
28 Thực tập 29 Đồ án tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức CS ngành)

 

Kỹ thuật dầu khí đại cương

Tổng quan về công nghiệp dầu khí; Kỹ thuật khai thác mỏ; Kỹ thuật xây dựng giếng dầu khí; Kỹ thuật khai thác giếng; Thu gom và xử lý chất lưu khai thác; Vận chuyển và cất chứa tạm thời.

Địa chất đại cương

Khái quát về địa chất học; Vị trí trái đất trong hệ mặt trời; Thành phần vật chất vỏ trái đất; Các quá trình địa chất nội sinh; Các quá trình địa chất ngoại sinh; Các học thuyết về địa kiến tạo.

Địa chất cấu tạo

Khái niệm cơ bản về cấu tạo địa chất; Các cấu tạo do trầm tích; Bất chỉnh hợp; Các cấu tạo có nguồn gốc kiến tạo; Đứt gãy và đới trượt; Nếp uốn và uốn nếp; Các cấu tạo khác do biến dạng.

Trắc địa đại cương

Các khái niệm cơ bản trong trắc địa; Sai số đo đạc; Đo góc; Đo chiều dài; Lưới khống chế mặt bằng; Đo độ cao và lưới khống chế độ cao; Đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt; Xác định các yếu tố địa hình trên bản đồ; Ứng dụng của trắc địa – bản đồ trong kỹ thuật dầu khí.

Hình học hoạ hình

Giới thiệu các phép chiếu; Điểm, đường thẳng, mặt phẳng; Các phép biến đổi hình chiếu; Đường cong và các mặt; Các bài toán vẽ giao tuyến.

Vẽ kỹ thuật

Giới thiệu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; Vẽ hình học; Các hình biểu diễn; Hình chiếu trục đo; Vẽ quy ước các mối ghép; Vẽ quy ước bánh răng và lò xo; Bản vẽ chi tiết; Bản vẽ lắp.

Cơ học lý thuyết

Các khái niệm cơ bản về tĩnh học; Hai hệ lực cơ bản; Hệ lực không gian; Ma sát; Động học điểm; Hai chuyển động cơ bản của vật rắn; Hợp chuyển động điểm; Chuyển động song phẳng; Hợp chuyển động vật rắn; Vật rắn quay quanh một điểm cố định; Cơ sở lý thuyết về động lực học; Hình học khối lượng; Các định lý tổng quát của động lực học; Nguyên lý Đalambe; Động lực học vật rắn; Cơ sở của cơ học giải tích; Va chạm.

Sức bền vật liệu

Cơ sở lý thuyết về ngoại lực – nội lực; Trạng thái ứng suất; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang; Thanh chịu kéo nén đúng tâm; Các thuyết bền; Thanh thẳng chịu uốn phẳng; Thanh thẳng chịu xoắn thuần tuý; Thanh chịu lực phức tạp.

Kỹ thuật nhiệt

Cơ bản về nhiệt động kỹ thuật; Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Các chu trình sử dụng khí; Các quá trình của không khí ẩm; Chu trình thiết bị lạnh; Dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ; Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.

Kỹ thuật điện

Cơ bản về mạch điện; Mạch điện hình sin; Các phương pháp giải mạch sin xác lập; Mạch điện ba pha; Máy điện; Máy biến áp; Máy điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ ba pha; Máy điện một chiều.

Kỹ thuật điện tử

Các linh kiện bán dẫn cơ bản; Diode; Transistor lưỡng cực; Transistor trường; Các mạch ứng dụng; Các phương pháp phân tích và thiết kế;  Mạch khuyếch đại; Kỹ thuật điện tử số; Mạch logic.

Thuỷ khí động lực học

Cơ bản về cơ học thuỷ khí; Tĩnh học; Động học; Cơ bản của thuỷ khí động học; Phân tích thứ nguyên và tương tự; Dòng chất lỏng chảy đều trong ống; Dòng chảy thế của chất lỏng lý tưởng; Chuyển động một chiều của chất khí.

Địa vật lý đại cương

Đại cương về các phương pháp địa vật lý; Thăm dò trọng lực và từ; Thăm dò điện; Thăm dò địa chấn; Thăm dò phóng xạ; Phương pháp địa vật lý giếng khoan; Ứng dụng địa vật lý trong kỹ thuật dầu khí.

Công nghệ vật liệu

Tổng quan về vật liệu kim loại và phi kim loại; Cấu tạo của vật liệu; Cơ tính của vật liệu; Bảo vệ vật liệu;  Vật liệu kim loại thông dụng; Vật liệu vô cơ; Vật liệu polymer; vật liệu composite.