Tìm hiểu Nghề Thú y là gì ?

Tìm hiểu Nghề Thú y là gì ?

Nghề Thú y là gì ? – Nghề Thú y phát triển nhanh theo quy mô chăn nuôi tăng lên trong những năm tới. Những đàn bò sữa, đàn dê và cừu, lợn nạc… ngày càng tăng nhanh, cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu..

Tìm hiểu Nghề Thú y là gì ?

Tìm hiểu Nghề Thú y là gì ?

Tuy nhiên tình hình dịch bệnh ngày nay ở nhiều nơi rất khó kiểm soát, gây những tác hại khó lường. Vai trò của nghề Thú y hết sức quan trọng vì góp phần đẩy lùi những đại dịch, mang lại niềm tin cho người chăn nuôi.

Đặc điểm hoạt động của nghề thú y:

* Đối tượng lao động:

Là những vật nuôi cần phòng trị bệnh và những vật nuôi chết do dịch bệnh gây ra, có quan hệ với các biện pháp xử lý bằng thuốc phòng, chữa bệnh.

 

 

* Nội dung lao động:

– Hoạt động trong nghề thú y nhằm đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, phát triển đàn gia súc ngày càng tăng về số lượng và khai thác nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần giữ gìn môi trường sống trong sạch.
– Trong nghề thú y có nhiều loại công việc như: phòng, chữa bệnh, xét nghiệm… Trong công việc, đòi hỏi yêu cầu cao đối với việc đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, không để xảy ra dịch bệnh, hạn chế tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh dịch lây lan trên diện rộng.

* Điều kiện lao động:

– Nghề thú y lao động trong nhà là chính, ít nhiều chịu ảnh hưởng của những khí độc như CO2, H2S từ chất thải động vật sinh ra.
– Hàng ngày, người làm nghề cần đề phòng những bệnh từ vật nuôi này truyền sang vật nuôi khác như bệnh sẩy thai truyền nhiễm, bệnh lở mồm long móng, bệnh lao phổi ở bò và các bệnh vi trùng đường máu… Đặc biệt, có bệnh truyền sang người (bệnh cúm H5N1 ở gia cầm có thể lây trực tiếp sang người và gây tử vong).
– Trong khi khám và điều trị cho vật nuôi, nếu thực hiện các thao tác không đúng kỹ thuật, vật nuôi phản ứng, có thể gây thương tích cho người lao động.
– Tư thế lao động phụ thuộc vào tính chất công việc. Khi tiêm thường ở tư thế cúi người, khi mổ khám và xét nghiệm thường ở hai tư thế: đứng hoặc ngồi.

Các yêu cầu của nghề đối với người lao động:

– Khỏe mạnh, các giác quan (mắt, mũi, tai…) có phản ứng nhạy cảm giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị, xét nghiệm đem lại hiệu quả chính xác.
– Nghề thú y đòi hỏi những đức tính như: yêu nghề, yêu thương con vật, cần cù, cẩn thận, chính xác, tự tin trong công việc.

Những chống chỉ định cần thiết: Những người mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da, bệnh dị ứng đường hô hấp, bệnh tim mạch và những người có giác quan kém phát triển, có các dị tật về chân tay thì không nên theo nghề này.

Nơi đào tạo nghề:

Hệ thống đào tạo nghề thú y có nhiều trình độ khác nhau: trên đại học, đại học, trung cấp và sơ cấp. Ngoài việc đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, ở các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp và các Trung tâm dạy nghề cũng đào tạo nghề này.