Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam – Đề cương ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên tham khảo để ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam một cách hiệu quả. Nội dung bộ đề cương gồm 16 câu hỏi ôn tập và đáp án trả lời. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu 1: Định nghĩa văn hoá của Chủ tịch HCM năm 1942

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Câu 2: Định nghĩa văn hóa của UNESCO

 

 

“Văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển”

Câu 3: Mối quan hệ giữa văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến

 

Văn minh

Văn vật

Văn hiến

Quan hệ

Là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại

Là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử

Văn hiến (hiến = hiền tài) – Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.

Khác nhau

– Văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là 1 lát cắt đồng đại.

– Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kỹ thuật.

– Văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh mang tính siêu dân tộc – quốc tế.

Câu 4: Cấu trúc của hệ thống văn hóa

  • Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển.
  • Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền – thạo thuỷ chiến và dùng dân binh hỗ trợ quân binh.
  • Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân được thể hiện qua cách ăn, cách mặc, cách ở.

Câu 5: Các chức năng của văn hóa

  • Tuỳ theo các quan điểm khác nhau mà văn hoá phân loại khác nhau: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần; Văn hoá hữu thể và văn hoá vô thể (Unesco) nhìn từ phương diện cấu trúc thì văn hoá là hoạt động tinh thần hướng đến việc tạo ra các giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hoá là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ 2 nuôi dưỡng con người. Chính vì thế, văn hoá sẽ mang đến những chức năng xã hội khác nhau.
  • Với các góc tiếp cận khác nhau, có các quan điểm về chức năng của văn hoá là khác nhau:
    • PGS, TS Tạ Văn Thành (bài về khái niệm văn hoá): Chức năng chính là giáo dục – Để thực hiện chức năng này có các chức năng khác như: Chức năng nhận thức, chức năng định hướng, chức năng giao tiếp, chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử, chức năng nghệ thuật, giải trí…
    • PGS, TS Trần Ngọc Thêm: Chức năng tổ chức xã hội, chức năng điều chỉnh xã hội, chức năng giáo dục, chức năng đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
    • Giáo trình Văn hoá Xã hội Chủ nghĩa – Học viện Chính trị Quốc gia HCM: Chức năng bao trùm là chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo, chức năng giải trí.
    • Tóm lại văn hoá gồm các chức năng:
      • Chức năng bao trùm là chức năng giáo dục (hay chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải, điều khôn lẽ thiệt”, chuẩn mực mà xã hội quy định).
      • Chức năng giáo dục của văn hoá được thực hiện thông qua các chức năng khác:
        • Chức năng nhận thức: Chức năng đầu tiên của hoạt động văn hoá.
        • Chức năng thẩm mỹ: Chức năng quan trọng nhưng hay bị bỏ quên.
        • Chức năng giải trí.

→ Nhận biết các chức năng của văn hoá, chính là khẳng định rõ ràng hơn mục tiêu cao cả của văn hoá là vì con người, vì sự hoàn thiện và phát triển con người.

Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam