Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2016

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2016

Đề cương ôn tập THPT 2016 môn Ngữ Văn là tài liệu tham khảo môn Văn hay dành cho các bạn học sinh lớp 12. Tài liệu này tổng hợp các kiến thức môn Văn, có kèm theo các đề tham khảo, giúp các bạn tự ôn tập các kiến thức nhằm ôn thi THPT Quốc gia môn Văn, luyện thi đại học khối C, D. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2016

ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:

A/ Những vấn đề chung

I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG

 

 

1/ Phạm vi:

  • Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
    • Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
    • Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
  • Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, … Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
  • Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
    • Tác giả
    • Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
  • 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
  • Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.

2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu

  • Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
  • Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
  • Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
  • Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
  • Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

II/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

1/ Kiến thức về từ:

  • Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
  • Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…

2/ Kiến thức về câu:

  • Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
  • Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
  • Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:

  • Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
  • Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
  • Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

4/ Kiến thức về văn bản:

  • Các loại văn bản.
  • Các phương thức biểu đạt .

III, Cách thức ôn luyện: Giúp học sinh:

1. Nắm vững lý thuyết:

  • Thế nào là đọc hiểu văn bản?
  • Mục đích đọc hiểu văn bản?

2 . Nắm được các yêu cầu và hình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.

a/ Về hình thức:

  • Phần đọc hiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
  • Đề ra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12 hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.

b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần Tiếng Việt. Cụ thể:

  • Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
  • Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.

* Hoặc tập trung vào một số khía cạnh như:

  • Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản?
  • Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
  • Sửa lỗi văn bản…

B/ Nội dung ôn tập

Phần 1: Lý thuyết:

I. Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:

a/ Khái niệm:

– Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. – Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?

→ Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

b/ Mục đích:

Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:

  • Nội dung của văn bản.
  • Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
  • Ý đồ, mục đích?
  • Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
  • Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
  • Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
  • Thể lọai của văn bản?Hình tượng nghệ thuật?

II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:

Yêu cầu:

  • Nắm được có bao nhiêu loại?
  • Khái niệm. – Đặc trưng. – Cách nhận biết.

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

  • Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
  • Đặc trưng:
    • Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
    • Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp
  • Nhận biết:
    • Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
    • Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo!

Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2016